Page 110 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 110
BÀI 2 THẾ HỆ TRẺ CHUNG TAY LAN TỎA
GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ
Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa,
theo Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng,
quận Tây Hồ hiện còn có làng nghề trồng đào Nhật Tân, xôi Phú
Thượng, quất cảnh Tứ Liên đã được công nhận làng nghề truyền
thống. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được
ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Góp sức đưa xôi Phú Thượng vươn tầm quốc tế
Vậy là từ nghề của làng, đến nay xôi Phú Thượng (phường Phú
Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) được công nhận là nghề truyền
thống. Món ăn dân dã, thanh tao của người Hà Nội chính thức
thành di sản được giữ gìn. Trải qua bao thăng trầm, diện mạo làng
nghề xôi Phú Thượng cũng thay đổi nhiều. Theo lời kể của Nghệ
nhân Nguyễn Thị Tuyến - Phó Chủ tịch Hội Làng nghề truyền thống
xôi Phú Thượng, công việc làm xôi trước đây chỉ có các chị em phụ
nữ ở Phú Thượng làm, vì đây là công việc thể hiện sự khéo léo, kiên
nhẫn. Nay thì có cả nam giới, nhiều anh thanh niên cũng theo nghề,
thậm chí làm ông chủ, chuyên phân phối xôi cho các nơi.
Qua thống kê cho thấy, toàn phường Phú Thượng (quận Tây
Hồ) hiện có khoảng 600 hộ nấu xôi, phụ nữ chiếm 95% và nhiều gia
đình 5 - 6 thế hệ nối nghiệp nhau.
Trung bình một ngày, làng xôi Phú Thượng sẽ sử dụng hết
khoảng 10 tấn gạo, vào các ngày mùng 1, hôm Rằm, lễ Tết sẽ tăng
gấp 2 - 3 lần. Xôi Phú Thượng cũng đã có những sản phẩm đạt tiêu
chuẩn 4 sao OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành
phố Hà Nội. Điều đặc biệt, với người dân Phú Thượng, “xôi” không
chỉ là một món ăn, mà còn là nét đẹp văn hóa, là nghệ thuật ẩm
thực. Một… “miếng ngon” rời bếp lên phố là sự tỉ mỉ, kỳ công của
những người thợ, nghệ nhân từ khâu chọn gạo, nhuộm màu, đồ xôi
đến chuẩn bị món ăn kèm, lá gói cho khách…
Tháng 02/2024, “Nghề làm xôi Phú Thượng” được ghi danh
vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhưng để đi đến
110 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long