Page 107 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 107
Hẳn là tình yêu dành cho nghề ướp trà sen rất lớn, nên trong
câu chuyện bên chén trà thơm đượm vị, thi thoảng lại thấy ông
Xiêm tấm tắc “tôi mê nghề này lắm”. Ông kể: “Tới khi học lớp 7
tôi đã rất vững nghề, được ông nội khen suốt. Nhưng khi đó mình
còn nhỏ chưa hiểu chuyện. Nghề ướp trà sen cũng chưa phát triển.
Thời ấy, các cụ chủ yếu ướp trà để uống, đãi bạn, làm quà biếu mỗi
dịp lễ, Tết và dùng để bán hoặc trao đổi lấy những thực phẩm khác.
Nên sau khi học xong phổ thông, tôi quyết định đi làm công nhân
thay vì cùng gia đình làm trà sen.
Nhiều năm qua rồi nhưng tôi vẫn nhớ mỗi lần được nghỉ phép
về nhà đều được mẹ động viên: “Ướp trà sen là nghề đẹp đẽ, cao
quý và hay lắm, con hãy về giữ lấy nghề của cha ông”. Ông nội tôi
cũng bảo: “Con có cái tâm tốt, lại biết nhẫn nại, theo nghề ướp trà
chắc chắn làm nên thành tựu”. Mãi sau này, khi cuộc sống bươn
chải đã mang đến cho mình vốn kinh nghiệm tương đối, tôi mới
thực sự hiểu và thêm trân quý giá trị của nghề. Năm 1978, tôi quyết
định về hưu sớm, trở về nối nghiệp cha ông. Càng làm tôi càng thấy
nghề này tinh túy, thơm tho, rất đáng quý trọng”.
Và điều đáng quý trọng nhất theo ông Xiêm không phải ở giá
trị kinh tế nghề ướp trà sen mang lại, mà ở giá trị văn hóa của nó.
Trước tiên là văn hóa trong gia đình. Bởi làm trà sen là làm từ tâm.
Phải người có tâm với trà, với sen, yêu mến nghề mới làm được.
Ấm trà sen khi thưởng thức thì thanh tao là vậy, nhưng để làm ra
trà phải trải qua biết bao vất vả. Những ai thực sự tâm huyết mới
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 107