Page 106 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 106

nghề không bị mai một, thất truyền. Bởi thế, dù nhiều vất vả nhưng
            ai cũng tâm huyết, say sưa “nâng giấc” cho mỗi mẻ trà, để niềm tự
            hào về một nghề đẹp đẽ, cao quý ấy tiếp tục “tỏa hương”.

                Ướp trà sen – một nghề vất vả mà cao quý

                Nằm ven Hồ Tây thơ mộng, nơi những đóa sen Bách Diệp cứ
            tới độ hè về lại tỏa hương thơm dịu mát, cơ sở ướp trà sen Hiền
            Xiêm của gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm và vợ Lưu Thị Hiền
            (tại phường Quảng An, quận Tây Hồ) nhiều năm nay đã trở thành
            “điểm hẹn” yêu thích của đông đảo người dân Hà thành cũng như
            du khách thập phương. Họ đến đây, không chỉ để thưởng thức và
            tìm mua thứ thức uống tao nhã, đặc sản trứ danh của Hà Nội mang
            tên “trà sen”, mà còn mang theo mong muốn được hòa mình vào
            không gian đượm hương sen, được trải nghiệm từng công đoạn
            ướp trà sen tỉ mẩn, nâng niu, kỹ lưỡng... tựa như gói vào đó cả tấm
            lòng và tình yêu với nghề, với người.

                Dòng họ ông Ngô Văn Xiêm đã 16 đời ở ven Hồ Tây từ lúc mảnh
            đất này còn rất hoang vu. Xóm Mẩu - nơi dòng họ Ngô chọn để trú
            ngụ cũng chỉ là một vòm đất nhô ra bên hồ. “Hồi tôi còn trẻ, xóm có
            12 gia đình trong đó 4 - 5 hộ làm trà sen. Những người thương mại
            hóa đầu tiên trà sen phải kể đến các bà cô, bà thím trong họ. Còn
            tôi thì thầu các hồ Đầm Trị, Thủy Sứ, Ao Chùa, Đầu Đồng để trồng
            sen, buôn sen, hằng năm trả sản lượng cho xã bằng thóc. Có mấy
            chục bà quanh đây chuyên lấy hoa sen của tôi mang xuống phố bán
            rồi bán luôn cả trà sen. Có thể nói, cả tuổi thơ của tôi đều được đắm
            mình giữa hương sắc của sen, vị thơm của trà. Ngay từ nhỏ, tôi đã
            biết tách cánh, phơi nhụy, xem bố mẹ ướp trà. Cứ thế, nghề ướp trà
            len lỏi, ăn sâu vào tiềm thức, “ngấm” vào tôi lúc nào không biết”.




               PGS.TS.  Bùi Hoài  Sơn chia  sẻ: “Với những giá trị trong đời
               sống văn hóa, tinh thần của người Việt, tôi mong muốn hoa
               sen được tôn vinh giá trị nhiều hơn nữa. Đặc biệt, với Tây Hồ
               xứng đáng là trung tâm lan tỏa những giá trị của biểu tượng
               hoa sen đến cả nước”.




              106  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111