Page 114 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 114
Sau nhiều năm, Zó Project đã gây dựng được một hệ sinh thái,
cộng đồng và khi có địa điểm này mình sẽ làm “sống” lại được nghề
làm giấy Dó truyền thống. Cá nhân tôi đã mong “chờ” có cuộc điện
thoại về sự hợp tác với các anh chị ở đây từ khoảng 10 năm nay;
nhưng phải đến tận bây giờ thời cơ và mọi điều kiện mới thực sự
“chín” muồi. Với người thuộc lớp thế hệ trẻ chúng tôi, cơ hội này
vô cùng đáng quý, là tiền đề quan trọng để gìn giữ, lan tỏa nét đẹp
nghề truyền thống của quận Tây Hồ nói riêng, của đất nước Việt
Nam nói chung.
Theo đó, không gian của điểm dịch vụ, du lịch văn hoá và
giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy Dó” của vùng Bưởi xưa
2
có diện tích hơn 200m đất, lấy nhà truyền thống làm trung tâm,
xung quanh xây dựng các nhà, lán, phục dựng tượng và công cụ
mô phỏng theo các công đoạn sản xuất (8 bước + nơi trưng bày
sản phẩm), tranh ảnh, các hiện vật liên quan đến làng nghề. “Đây
không chỉ là một điểm dịch vụ, du lịch, nơi giới thiệu về một nghề
truyền thống đáng tự hào của người dân vùng Bưởi xưa mà còn là
một địa chỉ tin cậy, quen thuộc đối với người dân Thủ đô và các
tỉnh, thành phố trong cả nước, bạn bè quốc tế khi về tham quan,
du lịch trên địa quận Tây Hồ” - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ
Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định.
Đứng trước những thách thức mai một của nghề, một giải pháp
hữu hiệu mà phường Bưởi đang triển khai là lồng ghép các nội
dung giáo dục về nghề truyền thống trong các cấp học. Những năm
gần đây, các tiết học giáo dục lịch sử địa phương tại Trường Tiểu
học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) đặc biệt được chú trọng, trong đó
có làng nghề giấy Dó Yên Thái. Bà Nguyễn Thị Thùy Dung - Phó
Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thái cho biết: “Mục tiêu của
nhà trường là thông qua những tiết học, những buổi tham quan
trải nghiệm thực tế, giáo dục cho các em học sinh có ý thức bảo vệ,
gìn giữ những di tích lịch sử và tự hào về những giá trị truyền thống
của quê hương mình”.
114 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long