Page 122 - Văn Nghệ Bình Định
P. 122
Nhà thơ Văn Trọng Hùng thường “đứng mũi chịu sào” những cuộc vui vầy vì anh
là huynh trưởng, máu “đại ca” và có “điều kiện” nhất. Địa chỉ nhà anh cũng là nơi
bạn văn xa tìm về, và anh em lại tụ tập. Ấy là chưa kể kẻ ăn thơ ngủ thơ Khổng
Vĩnh Nguyên (Phù Cát), nhóm văn nghệ An Nhơn: Đào Viết Bửu, Trịnh Hoài Linh,
Phạm Văn Phương, Nguyễn An Đình…, hễ gặp nhau là “dĩ… thơ vi tiên”.
Nhắc không khí mê văn chương một thời để nói rằng, cuộc ngồi lại đáng
mừng của các bạn trẻ hôm nay cũng nằm trong truyền thống, tất cả cho văn
chương, vì văn chương, mà xưa kia các vị tiền bối “Bàn Thành tứ hữu” khởi xướng.
Tôi chưa có dịp gặp Hồ Minh Tâm nhưng đã đọc thơ anh trên các trang
2. báo, tạp chí, thời bùng nổ công nghệ thông tin. Anh lập tức chinh phục
tôi, không vì các giải thưởng thơ - cái thời ngay cả giải thưởng danh giá nhất cũng
có dư luận như được sắp xếp nhuốm màu kim tiền. Bạn có thể kiểm chứng chất
lượng tác phẩm các “đại gia” này dễ dàng. Quả nhiên, có vị cũng làng nhàng, vớ
vẩn thôi: những tung tẩy, lạ hóa chữ nghĩa, những cố nống xúc cảm vào thế giới
thăng hoa tùy tiện, đèm đẹp và vô nghĩa.
Hồ Minh Tâm có tố chất một thi sĩ cùng sự trải nghiệm, liên tưởng thính nhạy.
Và mọi thứ cứ tự nhiên: thơ trỗi lên hát lời vi tế mà muôn trùng. Như đây, khúc
đêm: “ngày tháng là lưỡi trai/ ngày tháng là lá lúa/ ngày tháng là câu liêm/ bữa
ấy lưỡi liềm/ mắt hiền cứa đôi tiếng thở/ gió từ eo gió theo về/ chao mặn cái nhìn
em”/…/ “chúng ta lẹm vào nhau/ lẹm vào nhau mà tròn trịa với nhau/ rồi em/ rồi
anh/ rồi chúng ta/ giật mình lưỡi liềm lóe ngang bóng tối/ mây trắng lạc về ngồi
đếm những gần xa” (Bài cho trăng đầu tháng). Hoặc, từ cái chớp sáng vô thanh
của cánh chuồn đã có cuộc “bay” nhiều suy tưởng người: “khi con chuồn chuồn
bay đi/ nó để lại đằng sau vết rách mềm lụa gió/…/ tôi không biết bay/ mỗi ngày đôi
chân không dài mấy của tôi hết vấp sỏi to lại va sỏi nhỏ/ mà tỉ dụ tôi bay/ hành lý
mang theo vô cùng giới hạn/ 40 ký miễn phí là cùng!/ biết đâu vịn cớ an toàn mà tôi
bỏ lại một phần/ tôi” (bay). Bài thơ dài, rất hay của Hồ Minh Tâm “sống - có thể gọi
nó là một bài thơ, được không?” có đoạn khái quát cô đọng của anh về thơ: “thơ
sinh ra chỉ để hoàn thiện hơn về định nghĩa cái đẹp, biết thế/ tuy nhiên, không thơ cái
đẹp vẫn đẹp như vốn đẹp, thơ ở trong phần không thấy được. thơ trám vào sự thiếu,
vắng, bằng nguyên bản cô độc của mình”. Với thơ và người thơ như thế, sự có mặt
của anh trong tập hợp nhiều tính bạn bè văn chương với nhóm tác giả trẻ Bình
Định này, là một hữu duyên, đáng quý.
Lê Trọng Nghĩa đa tài. Ngoài mảng điêu khắc chủ lực anh đánh cược đời mình,
âm nhạc cũng cho anh niềm đam mê, thành tựu. Và thơ. Nghĩa làm thơ, viết nhạc
từ thời Áo Trắng, cứ ngỡ sau khi thành danh phần điêu khắc, anh lơ là âm nhạc
và thơ. Không. Điêu khắc thường nhọc nhằn, đẫm mồ hôi lao lực trên từng sáng
tạo, đã được bù sớt bằng những phút giây mơ màng, mềm mại và thăng hoa
cảm xúc của thơ, nhạc. Ôm cây đàn và hát lên, ca từ là lời thơ hoặc giai điệu dẫn
dắt, và một bài thơ đâu đó dần hiện. Từng đọc thơ Nghĩa trong tập Ba bờ nắng
VĂN NGHỆ Bình Định số Xuân Ất Tỵ tháng 1+2.2025 O 115