Page 123 - Văn Nghệ Bình Định
P. 123

in chung với hai người bạn Áo Trắng: Triều La Vỹ, Trần Hoa Khá, rồi loáng thoáng
          những bài công bố gần đây, thấy thơ anh đằm sâu hơn về cảm xúc, suy tưởng.
          Chùm thơ anh tuyển thuần thơ tình, đó là những hoan khúc của cô đơn, ngoài
          tầm tay dù cận kề, là cái “nồng nàn” của “ly đắng”: “Phải xoay phía nào để được gặp
          em trong điều mới mẻ/…/ Xoay phía nào với vệt sáng dài cô đơn/ Để thoát ra muôn
          trùng nhớ” (Xoay phía nào). “Không biết buồn hay vui/ Nhưng làm mới một bài ca
          thật khó/ Nhìn chút ánh sáng vỗ lên cây ghi ta nhện bám/ Chợt nhận ra những yêu
          thương đã trượt dài theo tháng năm” (Tản mạn mùa đông). “Nếu nắm bắt được gió
          kia/ Thì mùi hương em đã thành thỏi trăng ngọt/…/ Nếu nắm bắt được ánh trăng/
          Thì những vệt sáng thịt da đã là của anh” (Anh không nắm bắt được gì). Dù không
          phải thế mạnh của người nghệ sĩ đa tài này, nhưng chữ nghĩa cũng có lý khi đeo
          bám một tâm hồn biết ngân lên trong cô quạnh.
             Duyên An làm thơ từ lúc nào không rõ nhưng khi chị xuất hiện mấy năm nay
          lập tức đã tạo thành giọng điệu riêng. Trong bài thơ Tương ứng, nhà thơ tượng
          trưng Pháp TK.19, C.P. Baudelaire - người khởi đầu của nền thơ hiện đại - đã có
          phát hiện về nhiều tương ứng: thiên nhiên và siêu nhiên, tinh thần và thể xác,
          trong đó có sự hòa điệu các giác quan trong tương ứng giữa âm thanh, màu sắc,
          mùi hương. Có những ảnh hưởng, vận dụng sự hòa điệu này từ thời Thơ Mới,
          đôi khi lộ liễu. Nhưng cái cách Duyên An cảm về sự tương liên các giác quan thật
          nhuần nhị, tự nhiên: nó bật ra từ “bộ lọc” tinh tế, có nghề, đượm chất thi sĩ. Thử
          đọc: “Ngoài vườn tiếng chim thơm mùi quả na vừa nứt vỏ/ nhả hạt đêm” (Thắp); “em
          cúi xuống/ vốc tháng Tư đầy vơi/ rót biếc đọt hương/ rót nâu ngực biển/ thinh không
          cánh diều/ ngọt lời chim trĩu cành quên lãng.// Trăng cài áo trời/ khỏa núi/ bóng
          thơm lòng hồ/ loang xanh” (Trên dấu môi kỷ niệm). Người cầm bút muốn trường
          lực cần có nền tảng tri thức lớn khi mọi kiến thức đã nhào nhuyễn thành máu thịt.
          Nguồn năng lượng được vun bồi thế nào chẳng rõ, nhưng những ca dao dân ca,
          những dòng sông bến thuyền trứ danh của Yến Lan, Nguyễn Bính đâu đó cùng
          ngân vọng trong một khúc sông đã nâng tầm khái quát: “Muốn sang phải bắc
          cầu/ Em bắc mềm mồng tơi bắc hiền yếm thắm/ Em sang sông con sáo sang sông/
          Hoa đổi màu chơi vơi/ Tiếng gọi đò chìm khuất/ Gọi bạc gió ngàn lau lay ngành trăng
          rụng/ Gọi dọc bãi bờ lấp sông không lấp được tiếng ếch vọng nghìn năm” (Những
          dòng sông như đường chỉ tay). Ngoài mảng truyện thiếu nhi nhiều thành tựu, thơ
          Duyên An rất xứng đáng để kỳ vọng.
             Tôi dành phần nhiều cho các cây bút đồng lứa. Những cây bút vừa ngoài ba
          mươi, hăm hở, nồng nhiệt thể hiện mình. Họ đang là làn sóng mới của văn nghệ
          Bình Định.
             Khổng Trường Chiến khá chỉn chu trong mỗi ý tưởng, tứ thơ. Có khi bài thơ
          như một câu chuyện về tồn sinh, nhọc nhằn, bế tắc, vô vọng. Như đây, cảnh rừng
          bị truy đuổi, tận diệt: “Chiếc gùi, con chó/ ngày ngày vẫn đi theo dấu chân làng./
          Cơ giới đâm rừng xẻ núi tan hoang/ Bờ taluy sâu hun hút/…/ Chiếc gùi và con chó/
          ngày ngày vẫn đi/ đi xa hơn theo dấu chân của làng/…/ Tiếng gà gáy vang lên từ



           116 O VĂN NGHỆ Bình Định số Xuân Ất Tỵ tháng 1+2.2025
   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128