Page 104 - Đồ uống Việt Nam
P. 104
ở hầu hết
các thời kỳ lịch sử,
trong nền văn hóa việt
Bài thơ Rắn tác phẩm đẶc sắc và những
nam đều hiện hữu những
con người tài hoa. nhưng
của lê quý đôn điển hình và ấn tượng bậc
nhất có lẽ là bài thơ rắn
rất độc đáo của thần
đồng lê quý đôn.
Anh Hùng
ê Quý Đôn (1726-1784) là nhà bác học
xuất chúng trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Bằng bộ óc cực kỳ thông minh, năng
Llực sáng tạo cao cùng sức nhớ mãnh liệt
(cường ký), ông nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội lẫn khoa học tư duy, đi tiên phong trong nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực, để lại hàng trăm bộ sách đồ sộ với những thành
quả vượt thời gian. Trí tuệ uyên bác của ông từng được người
đương thời đánh giá qua câu: “Thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn”
(Trong thiên hạ, có gì không biết, xin cứ đến hỏi ông Bảng
nhãn Lê Quý Đôn). Ông cũng là một vị quan rất mực yêu nước
thương dân, dũng cảm và năng động với các dự án cải cách
táo bạo, được triều đình Lê - Trịnh trọng dụng, phong tới chức
Hành Tham tụng (Quyền Tể tướng). Ông còn là một nhà văn
hóa lớn, một nhà văn độc đáo, một nhà thơ tài hoa.
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn sáng dạ nhưng khá nghịch ngợm.
Có lần, đang cùng lũ trẻ tắm sông thì một viên quan thượng
thư đi qua hỏi thăm đường. Thấy khách hỏi đúng nhà mình,
cậu bé Đôn liền trần truồng chạy lên, đứng giạng hai chân
dang thẳng hai tay ra, lém lỉnh: “Đố ông chữ gì đây, nếu ông
đoán được cháu sẽ chỉ nhà cho”. Bực vì đứa trẻ ngỗ ngược,
khách định im lặng bỏ đi, nhưng bọn dưới sông reo ầm: “Ê!
Ông quan to thế kia mà không biết chữ!”. Ông ta tức quá, dướn
cổ làu bàu: “Chữ đại (大) chứ gì!”. Chẳng ngờ, Đôn thích chí, trỏ
tay rồi cười lớn: “Ông bỏ sót “cái chấm” bên dưới rồi! Đây là chữ
thái (太) chứ?!”.
Ngạc nhiên trước sự thông minh, tinh tường của cậu bé
ngộ nghĩnh, hỏi ra mới biết nó chính là con của bạn mình,
khách vui lắm, vào nhà đem chuyện thuật lại. Đôn bị bố gọi
104
Số 1+2+3/2025