Page 258 - Văn hoá Huế
P. 258

Bác mình phải sống nhân hậu, thân ái, biết yêu thương giúp đỡ mọi người”. Sau đó,
             như một cơ duyên, cô được về dạy ở Trung tâm dạy nghề huyện Phú Vang (xã Phú Đa,
             huyện Phú Vang). Trong quá trình công tác, cô luôn làm việc tận tụy, tâm huyết, nhiệt
             tình, hết lòng yêu thương học viên, góp phần cùng Trung tâm đào tạo hàng chục lớp,
             cho “ra lò” hàng trăm thợ may lành nghề, trong số đó có em đã đi xuất khẩu lao động
             sang Malaixia, Nhật Bản, Đài Loan… Tiếng lành đồn xa, cô Hiền được nhiều Trung
             tâm dạy nghề trong toàn tỉnh biết đến và tin tưởng mời hợp tác. Trên hành trình “vừa
             dạy nghề, vừa dạy người”, cô đã kinh qua giảng dạy cho hàng trăm lượt học viên, đủ
             mọi thành phần, lứa tuổi (từ 14 đến 60) ở các trung tâm: Trung tâm GDNN-GDTX thị
             xã Phong Điền, trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Lộc, trung tâm đào tạo nghề của
             Hội Nông dân; trung tâm dạy nghề của Hội Liên hiệp phụ nữ; tham gia phối hợp dạy
             nghề cho các trung tâm xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố... Có người nói ví
             von rằng, cô dạy “mát tay” nên học viên do cô đào tạo học đến đâu là nắm chắc tới đó,
             về kỹ thuật, kỹ năng hành nghề, thao tác cũng như phần lí thuyết cơ bản. Có những
             học viên được “thụ giáo” cô Hiền giờ đây đã vững vàng, trưởng thành trong cuộc sống:
             Nguyễn Thanh Phú - thuyền trưởng công ty Skavi (Phong Điền); Mai Thị Thu (xã Vinh
             Hà, huyện Phú Vang) mở xưởng may nhận gia công tại quê nhà với 10 thợ, trung bình
             thu nhập mỗi tháng từ 8-10 triệu đồng/ người; Trần Thị Nở (xã Lộc Trì) mở xưởng may
             hàng gia dụng, tạo việc làm cho 15 công nhân; Lâm Kiều My (xã Quảng Phú) sau 3
             năm xuất khẩu lao động Nhật Bản (nghề may) về xây được nhà cao tầng và mua sắm
             đồ nội thất đắt tiền… Đặc biệt, tối về cô còn dạy may miễn phí cho những con em có
             hoàn cảnh khó khăn tại nhà riêng của mình từ năm 2013 đến nay (số 7/ kiệt 31, Ngô
             Gia Tự, phường Vĩnh Ninh).
                … Đến đồng cảm những số phận
                Điều đáng trân quý, cô Hiền không chỉ đến với học viên bằng việc truyền thụ kiến
             thức nghề may đơn thuần, mà trong quá trình công tác cô luôn chú trọng dạy người:
             giáo dục lối sống, nhân cách sống, lồng ghép để giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho
             các em. Bởi, tuổi trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cô đã thấm nhuần lời dạy của
             Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó/ Có tài mà
             không có đức là người vô dụng…”  Khi dạy học viên ở vùng biển thì cô tổ chức cho
             các anh/ chị đá bóng bãi biển; dạy ở vùng cao thì cô trò cùng đi suối, leo núi…Thông
             qua các buổi dã ngoại, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa ấy, tình cảm cô-trò càng gắn
             kết sâu đậm, từ đó giúp cô có điều kiện tìm hiểu rõ hơn về gia cảnh của từng học viên
             mà có hướng giải quyết, giúp đỡ. Đã có những trường hợp học viên gặp hoàn cảnh khó
             khăn trong cuộc sống, có ý định bỏ học nửa chừng thì được cô kịp thời động viên an
             ủi. Đơn cử, khi còn dạy ở trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Vang, đến giờ vào học
             nhưng còn một số học viên vắng mặt, hỏi ra mới biết các chị đang còn bán đồ ăn sáng
             như xôi, mì xíu, bánh nậm, lọc… chưa hết. Thế là cô đã động viên cả lớp cùng nhau
             góp tiền mua xôi, bánh, tiêu dùng hàng hóa giúp các chị để các chị được tới lớp kịp giờ
             học, khỏi bê trể, chểnh mảng bài vở. Cô Hiền tâm sự: “Có những học viên kém may
             mắn, không được học chữ đến nơi đến chốn, ấy vậy mà khi tham gia học nghề cũng gặp
             không ít trở ngại, khó khăn, đặt điều từ ngay chính người chồng, người thân của mình.


             256  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263