Page 254 - Văn hoá Huế
P. 254

* Già về thăm quê
                                    Soi mặt giếng làng
                                    Ta gặp ta thuở trước.
                                          (Lê Tài Thuận)
                                    * Cánh võng đưa trưa hè
                                    Nhớ cánh võng xưa
                                    Gói hình hài đồng đội.
                                          (Nguyễn Vũ Tiến)
                Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh này, chỉ diễn tả
             sự vật theo bản chất tự nhiên của nó. Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ
             lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới. Một
             bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những
             cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để
             người đọc tự suy diễn, cảm nhận.
                Người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc
             trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra những thắc mắc
             về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.
                Thơ Haiku có âm hưởng như một bài kệ, sàng lọc từng chữ, không dư mà cũng
             không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là. Nó nắm bắt thực tại ngay trong giây
             phút nảy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời
             điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến
             ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của
             riêng mình.
                Kết quả là nó phá bỏ ngăn cách giữa thi sĩ và độc giả để cả hai nhập làm một, đồng
             âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.
                Câu lạc bộ thơ Haiku Xứ Huế là một thành viên trong 7 Chi hội thơ của Hội thơ
             Hương Giang: Chi hội thơ Phong Điền, Chi hội thơ Phú Vang, Chi hội thơ Tam Giang
             (Quảng Điền), Chi hội thơ Ngự Bình, Chi hội thơ Nam Sông Hương và Chi hội thơ Bắc
             Sông Hương - là một nét riêng làm phong phú hoạt động sáng tác thi ca và sinh hoạt

             của Hội thơ Hương Giang Huế n
























                                                 Ảnh: Xuân Đạt


             252  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258   259