Page 260 - Văn hoá Huế
P. 260
HUẾ TRONG “TỰ SỰ DÂN TỘC HỌC”
n LÊ VIẾT XUÂN
nh là bạn đồng môn (cùng học Khoa Sử - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,
Akhóa 19 (1974-1978). Sau 45 năm ra trường mới gặp lại, vẫn nhận ra nhau, với
cái bắt tay thật chặt và giọng nói trầm ấm như ngày nào. Chia tay, anh tặng tôi cuốn
sách vừa mới in xong, còn thơm mùi giấy mực. đó là cuốn sách “Tự sự Dân tộc học”
của anh, Nhà xuất bản Hà Nội vừa mới ấn hành.
Cuốn sách dày ngót 500 trang, khổ rộng, bìa lạ, gây tò mò với người đọc khi cầm
trên tay. Sách do một học trò của anh - TS. Đinh Thị Thanh Huyền sưu tầm, hệ thống
và chọn lọc từ các bài viết chủ yếu xuất hiện trên facebook Sen Hoa của thầy mình.
Cô bị cuốn hút bởi “lối viết ngắn gọn, nhẹ nhàng, văn chương phiêu lãng, các bài
viết chủ yếu là những câu chuyện đời, những tự sự về cuộc sống, được chắt lọc từ
những ghi chép dân tộc học trong nhiều năm qua”; chợt nhận ra và thấu hiểu “đằng
sau những bài viết ngắn này là những ý tưởng khoa học được đúc rút từ quá trình
nghiên cứu và điền dã lâu dài ở nhiều vùng đất và văn hóa khác nhau”. Cuốn sách
được cấu trúc thành 7 phần chính, điều bất ngờ và thú vị mà tôi quan tâm là tác giả
đã giành nhiều trang viết tâm huyết với con người và mảnh đất Huế (ở phần III và
phần VI). Tình cảm ấy bắt nguồn từ lòng biết ơn sâu nặng và sự kính trọng của anh
với người thầy của mình - Giáo sư Phan Hữu Dật, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội; đồng thời, là chủ nhiệm bộ môn Dân tộc học (nơi lúc bấy giờ
anh là giảng viên trẻ đang giảng dạy), ột người con ra đi từ bến sông Bồ (ông sinh ra
ở làng Thiên Lương, huyện (nay là thị xã) Hương Trà. Ở ông toát ra sự đam mê, kiên
trì, và nghiêm túc trong vươn lên, vượt qua gian khó, để nghiên cứu khoa học, và tạo
nên vị thế là một trong những người đứng đầu, đã “dẫn dắt nhiều thế hệ học trò đi
vào khám phá những đặc trưng văn hóa các tộc người Việt Nam”. Những học trò xuất
sắc của thầy đã trở thành những nhà Khoa học chuyên sâu về Dân tộc học có uy tín
ở trong nước và nước ngoài, may mắn anh là một trong số đó. Nhớ lại thời bao cấp,
sự thiếu thốn, kham khổ và nhất là cái đói không chừa một ai. Do thiếu kiên nhẫn,
chịu nhiều tác động và áp lực của cuộc sống, anh đã làm đơn xin chuyển công tác ra
ngoài, để có điều kiện chăm lo gia đình, giải quyết những khó khăn trước mắt, anh rụt
rè mang đơn lên gặp thầy… bị ông mắng phủ đầu, bắt mang đơn về, dứt khoát không
cho đi, với lý do cán bộ giảng dạy là “nguồn nhân lực là thứ tài sản quý giá nhất của
nhà trường”. Anh vác đơn chạy khắp nơi để nhờ tác động giúp, nhưng vẫn như người
“múa gậy trong bị”; Một hôm, thầy gọi anh lên tâm sự như người cha khuyên một đứa
con “Cậu đã được tôi luyện trong quân ngũ, năng lực khoa học còn nhiều hứa hẹn,
tôi xem cậu là tương lai của bộ môn, sẽ kiên quyết không giải quyết cho đi đâu cả”.
Rồi sau đó thầy gọi anh lên gặp. Hai thầy trò ngồi ở cái ghế đá sập sệ dưới sân trường.
Thầy kể chuyện đời mình, lý giải tại sao lại đi học để làm khoa học; rồi thẳng thắn
“Tôi nói hết rồi, giờ đến lượt anh. Anh phải lựa chọn: thích làm một viên chức, sáng
258 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ