Page 261 - Văn hoá Huế
P. 261
cắp ô đi, tối cắp ô về, cuộc đời vô vị tẻ nhạt cứ
thế trôi đi, hay làm một nhà nghiên cứu. Nếu anh
chọn nghiên cứu, tôi sẽ đề nghị bộ môn tạo điều
kiện tốt nhất cho anh. Làm một nhà nghiên cứu
không bao giờ dễ. Nhưng tri thức anh vắt óc sản
xuất ra là để cho đời, cho xã hội, cho thế hệ sau.
Anh có thể chết đi, người ta vẫn còn đọc anh,
vẫn suy ngẫm về điều anh viết. Thế là anh vẫn
sống, vẫn truyền sức sống của anh cho đời sau,
và cuộc sống của anh vẫn được tiếp nối không
ngừng”. Chính những lời khuyên gan ruột ấy của
thầy đã truyền cho anh năng lượng sống tích cực
và thắp lên ngọn lửa dấn thân vào con đường
nghiên cứu khoa học đầy thử thách, nhưng sáng
niềm tin và khát vọng ở phía trước.
Yêu quý và mang ơn người thầy khả kính dìu
dắt, tin yêu của mình, anh đã giành nhiều tình
cảm và thời gian để về với quê hương của thầy,
được cùng ăn, cùng ở với đồng bào dân tộc Cơ
Tu ở Nam Đông, Tà Ôi, Pa Cô ở A Lưới. Người
Ảnh: Phan Thành già làng (chủ làng) Lê - Trèng đầu tiên anh gặp
là Quỳnh Át (còn gọi là Võ Nhường) người Pa Cô, đã thu hút anh, không chỉ về
thành tích tham gia hoạt động cách mạng từ sớm, mà còn ở sự hiểu biết sâu sắc; cặn
kẻ về phong tục, tập quán, đặc trưng của dân tộc mình, ứng xử thân thiện và tinh tế,
nhất là phẩm chất đạo đức trong sáng, và vai trò nêu gương đối với bà con làng bản.
Ông vinh dự được thay mặt người Pa Cô ở Lê - Trèng tham dự cuộc họp mặt các
già làng trưởng bản do Chính phủ tổ chức năm 1998 tại Hà Nội. Những ngày tháng
trải nghiệm nơi đây, với sự cưu mang giúp đỡ của đồng bào dân tộc địa phương, đã
ra đời “Những ghi chép dân tộc học từ những năm 1990 rất hiếm hoi và chưa từng
công bố…; Vượt lên những mô tả dân tộc học thường thấy, các bài viết này đã cung
cấp nhiều thông tin chi tiết và sống động về đời sống thường ngày, về xung đột giữa
truyền thống và đổi mới trong sản xuất, quản trị bản làng, niềm tin tôn giáo, tri thức
dân gian và thực hành chữa bệnh, từ đó đi đến những gợi ý có thể vận dụng cho chiến
lược ở cấp cộng đồng”. Đó là những tư liệu có giá trị khoa học, mang ý nghĩa thực
tiển sinh động, có thể tham khảo và vận dụng trên hành trình xây dựng thành phố
Trung ương.
Hiểu theo nghĩa rộng và tầm khái quát cao hơn, như TS. Đinh Thị Thanh Huyền đã
viết: “Tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tham khảo không chỉ với các đồng nghiệp, các
nhà làm chính sách và sinh viên dân tộc học mà nó còn rất hữu ít, cho những ai quan
tâm đến đa dạng hóa văn hóa và thân phận con người trong một đất nước đa tộc người
đang có những đổi thay dữ dội như Việt Nam”, mà tác giả của cuốn sách là nhà giáo,
nhà Dân tộc học, Giáo sư Nguyễn Văn Chính, nguyên cán bộ giảng dạy trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học quốc gia Hà Nội n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 259