Page 259 - Văn hoá Huế
P. 259
Để “giữ chân” học viên trong lớp, mong muốn thiết tha cho các học viên có một nghề
nghiệp ổn định để sau này nuôi sống bản thân, gia đình; nên tôi không quản ngại bỏ
thời gian, công sức, thậm chí trích một phần tiền lương để động viên tinh thần, giúp đỡ
kịp thời cho các em”.
Hiện nay, Cô vừa là giáo viên hợp đồng ở trường Trung cấp Công nghệ số 10 (số 63
Lê Ngô Cát), vừa tham gia dạy nghề may ở trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Lộc
Đông (thành phố Huế). Mỗi ngày như mọi ngày, cứ tờ mờ sáng, trên chiếc xe máy cũ
kỹ, với chai nước, hộp xôi móc ghi đông… cô lại bon bon trên quốc lộ, từ trung tâm
thành phố lên vùng cao, cả đi và về với quãng đường 160 km. Thương các chị em vùng
sâu vùng xa hiện đang là học viên của cô còn ăn mặc nhếch nhác, luộm thuộm, nên cứ
mỗi lần đi dạy cô “đèo” theo mấy bao áo quần đã qua sử dụng do quyên góp được từ
những gia đình ở tổ dân phố và ở hội phụ nữ phường. Cô chia sẻ rất chân thành: “Với
phương châm “cũ người, mới ta”- ở đồng bằng, thành phố người ta có điều kiện hơn
nên áo quần họ mặc hơi phai màu hoặc lỗi thời một chút là người ta vứt bỏ. Còn phụ
nữ ở vùng cao thì đó là món quà có giá trị sử dụng để đi chợ, lên nương lên rẫy, thậm
chí còn “diện” để đi dự lễ cưới, tiệc tùng... Nhìn những nụ cười tươi mới, những ánh
mắt sáng long lanh của học viên tới nhận quà, lòng tôi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc
ngập tràn, càng thêm nung nấu ý chí phấn đấu, quyết tâm theo đuổi việc thiện bé nhỏ
này để giúp đỡ các chị ở miền núi ở đây lâu dài hơn”. Khi hỏi vì sao cô gắn bó nghề
dạy may thiết tha với vùng cao đến thế. Cô Hiền cười rất hiền: “Tôi yêu Nam Đông
như máu thịt, yêu con đường rợp bóng cây xanh quen thuộc hàng ngày tôi đi qua, yêu
những con người ở núi rừng thật thà, chân chất - họ vốn dĩ đã thiệt thòi nhiều mặt, nếu
chúng tôi không quyết tâm vượt khó để trao cho họ cái “cần câu” thì biết đến bao giờ
họ mới có “cá” để ăn.
Ông Đỗ Thanh Doan - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ
số 10 nhận xét: “Cô Nguyễn Thị Hiền có năng lực chuyên môn vững vàng, trình độ tay
nghề rất chắc, tận tụy trong công việc, hết mực yêu thương học viên. Chính sự năng
động, sáng tạo, hoạt bát, tận tâm tận lực trong công việc của cô đã giúp nhà trường rất
nhiều trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhiều năm qua”.
Có thể nói, cô Nguyễn Thị Hiền vừa “giỏi việc trường, đảm việc nhà” nuôi dạy 3
con chăm học, ngoan hiền, hiếu thảo, sống có đạo đức, các con của cô giờ đã có gia
đình, có việc làm ổn định. Trong đó, có 2 người con gái cũng theo nghiệp (dạy may)
của cô. Mới đây, ngày gia đình Việt Nam (28/6/2022) gia đình cô Hiền vinh dự là đại
diện duy nhất của thành phố tham dự cuộc thi “Gia đình hạnh phúc” và đoạt giải nhì
cấp thành phố.
Để ghi nhận công lao đào tạo nghề của cô giáo Nguyễn Thị Hiền trong suốt mấy
chục năm qua, cũng như những đóng góp thầm lặng của cô cho công tác xã hội, thiện
nguyện, nhân đạo ở địa phương. Cô đã được các cấp lãnh đạo khen thưởng: giấy chứng
nhận, bằng khen của lãnh đạo cấp tỉnh/ thành phố, của Bộ Lao động Thương binh Xã
hội, kỷ niệm chương vì sự phát triển của phụ nữ, kỷ niệm chương về dân số cho cô.
Đặc biệt, năm 2017 cô Hiền vinh dự được Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam
cấp bằng chứng nhận “Nghệ nhân Quốc gia” n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 257