Page 262 - Văn hoá Huế
P. 262

“ĐẦU NĂM MUA MUỐI,

                               CUỐI NĂM MUA VÔI”


                                                                                                             n HƯƠNG ĐỒNG


                “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” từ lâu đã trở thành tập tục đối với người
             dân Việt Nam. Thuộc tín ngưỡng dân gian, song tập tục này mang ý nghĩa nhân văn
             sâu sắc.
                Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Hoàng thì đây là tục có từ lâu đời, chứa
             đựng quan niệm sống có ý nghĩa nhân văn.
                Muối và vôi là những thứ gần gũi, quen thuộc gắn với sinh hoạt đời thường của con
             người Việt Nam. Nền văn minh lúa nước làm xuất hiện lối nghĩ, lối tư duy mộc mạc
             mà thâm trầm, giản dị mà thấm thía. Những cách nói như bạc như vôi, trắng như vôi,
             muối mặn gừng cay, đẹp mặn mà… chứng tỏ muối và vôi là những thực phẩm không
             thể thiếu trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của dân tộc Việt. Tục ngữ là những câu
             nói ngắn gọn, đúc rút kinh nghiệm sống của dân gian. Đó là hồn, là cốt, là tinh túy của
             cách ứng xử, của quan hệ đối nhân xử thế, của những nhận thức, cắt nghĩa về lẽ sống
             dù chất phác nhưng chắc chắn trở thành bài học để ít nhất tiếp thu nó, lòng cảm thấy an
             yên. “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là câu tục ngữ nói về một tập tục ấm áp
             như thế của ông cha ta có tự ngàn xưa.
                Người Việt Nam thường có tục cuối năm mua vôi. Vậy tục cuối năm mua vôi có ý nghĩa
             gì? Vôi có màu trắng, để có được nó, người lao động phải trải qua một quá trình gian nan.
             Vì thế, vôi quét nhà hay vôi dùng để ăn trầu là sản phẩm sạch, qua cả hành trình nung nấu,
             lắng lọc. Có lẽ vì thế mà vôi biểu tượng cho sự thanh cao, tinh khiết, trong sạch.
                Ba tôi năm nay đã 87 tuổi. Dù tất bật với biết bao công việc cuối năm, ba tôi vẫn
             không quên đến chợ mua vôi. Ra chợ, ba chọn mua loại vôi trắng tinh, về nhà ngồi ngay
             bàn giữa, ba nhẹ nhàng cho “ông vôi ăn”. Ba kể, chiếc bình vôi này khi ba sinh ra đã
             có. Qua bao thăng trầm, ông vôi vẫn hiện diện cùng các thế hệ trong gia đình tôi. Từ
             ngày ông nội mất, ba đều đặn thay ông nội cho “ông vôi ăn”. Chiến tranh loạn lạc, ba
             vẫn giữ chiếc bình như một báu vật của gia đình. Việc cho “ông vôi ăn” vào cuối năm
             đã trở thành tục, thể hiện quan niệm không để ông vôi đói khi đồng hồ điểm năm mới
             đến. Đó cũng là ước mong năm mới luôn no đủ. Màu trắng bạc của vôi còn làm ta liên
             tưởng đến sự bạc bẽo, thiếu chung tình, không trọn nghĩa. Hồ Xuân Hương từng đau
             đáu: Đừng xanh như lá, bạc như vôi. Vì thế nên cho “ông vôi ăn” vào cuối năm, cho
             “ông vôi ăn” đầu năm sợ sẽ bạc như vôi.
                Sau một năm làm lụng vất vả, những ngày cuối năm, người người mua vôi về để
             quét tước lại căn nhà, bờ tường, cổng nhà… cho sạch sẽ. Trường học, các cơ quan, công
             sở; rồi các đền đài, miếu thờ… đều được “thay áo mới” bằng lớp vôi trắng cho sạch sẽ,
             tinh tươm, mới mẻ, bắt mắt… để chuẩn bị đón chào một năm mới với hy vọng đem lại
             bao điều mới mẻ, vui tươi hơn so với năm cũ.  Bà Nguyễn Thị Tám, 82 tuổi, ở Phong
             Điền chia sẻ: “Trước khi quét lớp vôi mới, cần chà xát, cạo bỏ những lớp vôi cũ, hoen
             màu. Quét vôi lại cho nhà cửa cũng có nghĩa là tẩy rửa, xóa đi, quên đi những điều
             không hay, những chuyện buồn, thiếu sót của năm cũ để năm mới được tròn đầy hơn”.
                Vì sao phải đầu năm mua muối? Đầu năm - đó là khoảng thời gian quý giá, bởi


             260  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266   267