Page 253 - Văn hoá Huế
P. 253
HỘI THƠ HƯƠNG GIANG
VỚI THƠ HAIKU VIỆT
Bài và ảnh: ĐĂNG NGUYÊN
Haiku nở rộ trời Xuân
Cố đô nối vận
tình thơ khơi nguồn.
Thơ Haiku nguyên thủy của Nhật là thể
thơ ngắn nhất hành tinh. Hình thức 3 dòng
5-7-5 có gieo vần.
Haiku Việt được hình thành rút gọn còn
ít nhất 6 âm tiết và không dài quá 17 âm tiết,
mở rộng trên nền ca dao, trên dòng thơ lục
bát của người Việt, ý nhị, đằm thắm dễ đi
vào tâm tư tình cảm của người yêu thơ và
lắng sâu “Hồn Việt”. Thơ Haiku phân tích
sắc bén về nghệ thuật liên tưởng và tính đa
nghĩa của hình ảnh, diễn đạt đầy ẩn ý mang
tính triết lý về cảm xúc với thiên nhiên: cây
cỏ, hoa lá, sông suối, mây trời và nỗi bi ai cô
đơn của con người. Khi ta bỗng nhận ra được vạn vật trong một ánh chớp lóe lên giữa
đêm đen. Thiên nhiên tráng lệ, cảnh vật hữu tình và tâm hồn sâu lắng của con người
chính là các yếu tố hòa quyện vào nhau để nở bừng một phiến khúc Haiku đẹp. Thơ
Haiku cơ bản không diễn giải, không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự
việc xảy ra trước mắt.
Thơ Haiku Việt là một thể loại thơ như các thể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ
Đường và thơ mới… đến với Hội thơ Hương Giang như một đóa hoa mới thêm hương
sắc góp phần phong phú trong văn đàn thi ca xứ Huế.
Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả vì có hình sắc,
có âm thanh mà cảm xúc thì không bộc bạch:
* Đêm sắc màu
Dòng Hương hò Huế
Gợi tình Cố đô.
(Đăng Nguyên)
* Sợi dài bất tận
Chuỗi ngọc xanh
Mướt thời gian.
(Thái Kim Lan)
* Thiên Mụ chuông ngân
Hương Giang dìu dặt
Men tình vấn vương.
(Nguyễn Xuân Khoát)
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 251