Page 113 - Văn hoá Huế
P. 113
Công tác phát quang, dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị khai quật
Xuân Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Di tích được xây dựng ở hữu
ngạn gần sông Bồ (cách sông Bồ 820m về phía Nam) trên một triền dốc tự nhiên
không lớn, phía đông giáp vườn hoa màu, phía tây là ruộng lúa, phía bắc là khu nghĩa
địa và hồ nước, phía nam giáp nhà dân. Di tích gồm hai ngôi tháp được xây dựng gần
nhau trên 2 trục song song theo hướng Đông - Tây, lối vào tháp ở phía Đông. Tên gọi
Tháp đôi Liễu Cốc được lấy từ tên địa danh (làng Liễu Cốc) và quy mô (hai tháp) để
đặt tên cho di tích.
Theo truyền thuyết, vùng tháp cổ Liễu Cốc do Bà Chúa Tháp (Thiên Y A Na) cai trị,
rất linh thiêng, được các vua đầu triều Nguyễn sắc phong cho làng Liễu Cốc Thượng thờ
phụng. Ngôi miếu này xây dựng từ đời Thành Thái (1889-1907), được họ Nguyễn Văn tái
tạo để thờ Bà Chúa Tháp. Trải qua thời gian dài không được trùng tu, tôn tạo, di tích đứng
trước nguy cơ trở thành “phế tích”. Hiện nay, hệ thống tường bao, các kiến trúc như tháp
Hoả, tháp Bia, tháp Cổng hay Tiền đường, đường đi… không còn dấu tích trên mặt đất.
Tháp đôi Liễu Cốc là di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị nhiều mặt, cả về khoa
học, lịch sử, văn hóa, kiến
trúc, tôn giáo, tín ngưỡng…,
là minh chứng sinh động giúp
ích cho công tác nghiên cứu,
bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa. Việc nghiên cứu,
khai quật khảo cổ để xác định
rõ quy mô, kết cấu, tính chất,
niên đại của di tích là hết sức
cần thiết nhằm phục vụ hiệu
quả cho công tác quy hoạch,
bảo tồn, tôn tạo và phát huy
giá trị tổng thể di tích trong
thời gian tới. Hố khai quật tháp chính phía Bắc của di tích tháp đôi Liễu Cốc
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 111