Page 115 - Văn hoá Huế
P. 115

và cách mép đông của đế tháp 12,82m. Đường đi rộng 1,4m, được cấu tạo bởi 2 - 3 hàng
            gạch xếp dựng nghiêng để bó vỉa, lòng xếp lát 2 lớp gạch. Ở hố thám sát số 2 xuất lộ dấu
            tích nền móng tháp Cổng được xây, xếp gạch thành nhiều lớp. Ngoài ra, còn xác định
            dấu tích tường bao đấu trực tiếp vào góc ngoài (phía đông nam) của móng tháp Cổng.
            Từ những dấu tích xuất lộ trong hố đào, bước đầu có thể xác định dấu vết tháp Cổng tìm
            thấy trong hố đào là tháp Cổng của tháp Bắc, nằm thẳng trục Đông - Tây với cửa tháp và
            cách tháp 15m. Tường bao phía đông được bố trí ngay sát mép ngoài của tháp Cổng, có
            xu hướng chạy về hai phía nam, bắc.
               3. Nhận xét và kiến nghị
               3.1. Nhận định bước đầu
               Tháp đôi Liễu Cốc là di tích đền tháp Champa hiếm hoi còn hiện diện trên mặt đất
            tính từ Bắc Mỹ Sơn trở ra, may mắn hơn lại được tọa lạc trên vùng đất Thừa Thiên Huế,
            nơi còn có sự hiện diện của tháp Phú Diên và nhiều công trình, địa điểm, di tích thành
            luỹ, đền tháp Champa khác, góp phần sinh động cho bức tranh toàn cảnh về văn hóa
            Huế, con người Huế.
               Tháp đôi Liễu Cốc là một tổ hợp kiến trúc phân bố trên gò đất phù sa thấp, nằm bên
            hữu ngạn, gần sông Bồ. Di tích được quy hoạch trong một khu đất bằng phẳng với hai
            đền tháp chính ở trung tâm, xung quanh là hệ thống tường bao ngăn cách khu vực trung
            tâm với vùng ngoại vi, lối vào qua kiến trúc tháp Cổng, có thể có một số công trình phụ
            trợ như Tiền đường (Nhà dài) trước Cổng, tháp Hỏa ở góc Đông Nam bên trong tường
            bao. Bên trong có hệ thống sân và đường đi lại giữa các công trình.
               Kết quả khai quật và quan sát bề mặt hiện trạng, bước đầu có thể xác định được hai
            đền tháp chính của di tích, không thấy dấu hiệu của đền tháp thứ 3. Nếu đúng chỉ 2 tháp
            thờ chính thì di tích Tháp đôi Liễu Cốc là di tích đặc biệt, duy nhất thuộc hệ thống di
            tích đền tháp Champa có 02 tháp thờ chính. Thông thường, các di tích đền tháp Champa
            phân bố trải dọc miền Trung Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, chúng ta mới chỉ
            ghi nhận về hệ thống di tích có 01 tháp thờ chính hoặc 03 tháp thờ chính, không có
            trường hợp nào có 02 tháp thờ chính như ở Liễu Cốc.
               Tháp đôi Liễu Cốc được xử lý gia cố nền bằng đất sét pha cát, bề mặt đầm chặt
            bằng đất laterite màu đỏ sẫm. Toàn bộ kiến trúc sử dụng vật liệu chủ yếu là gạch.
            Nguyên liệu đất sét làm gạch được khai thác gần với di tích, có thể gạch được sản
            xuất và nung tại chỗ. Hệ thống móng, đế và tường tháp đều xây, xếp bằng các lớp
            gạch chồng lên nhau.
               Kết quả khai quật cũng cho thấy, để xây dựng tháp Liễu Cốc, người Chăm đã xây
            một khối tường vuông vức, lòng/chính điện để trống, đặt ngẫu tượng thờ, ngoài xây giật
            cấp phân vùng cửa giả, cửa chính (Tiền đường), phía trên mái vòm thu dần, tạo thành
            khối tháp với tường dày (dày 1,6m-1,65m) sau đó mới tiến hành đục, chạm, cắt, mài
            tạo thành các cột góc, cột trụ, ô hộc chìm hay những đường xoi rãnh trang trí bên ngoài.
            Hiện trạng của công trình vẫn còn nhiều vị trí ở phần đế và thân tháp xuất hiện dấu vết
            đục, cắt, mài dở dang, chưa hoàn chỉnh, bề mặt gạch lộ rõ lỗi đen bên trong.
               Tại hố đào khai quật ở tháp Bắc, kết quả đã tìm thấy nhiều mảnh trang trí nhấn góc
            thể hiện hình đầu bò, được làm bằng đá sa thạch màu xám vàng. Qua đó cho thấy, giai
            đoạn xây dựng tháp đôi Liễu Cốc người Chăm đã sử dụng vật liệu đá tạo nên sự sinh

                                                               SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   113
   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120