Page 116 - Văn hoá Huế
P. 116
động của công trình. Điều này góp phần quan trọng trong việc xác định niên đại xây
dựng tháp.
Từ những cơ sở đó, có thể tạm xếp niên đại xây dựng tháp Bắc Liễu Cốc vào giai
đoạn cuối thế kỷ IX, tương ứng với niên đại của tháp Mỹ Sơn C2, nằm trong giai đoạn
đầu của phong cách nghệ thuật Đông Dương. Ngoài ra, khi so sánh trang trí trên tường
của tháp Bắc và tháp Nam ở Liễu Cốc, các nhà khảo cổ cũng nhận thấy sự khác biệt
về trang trí cột và trụ tường của hai tháp này. Nhiều khả năng hai tháp không cùng một
niên đại xây dựng. Điều đó cần tiếp tục nghiên cứu, khi có điều kiện mở rộng diện tích
khai quật nhằm bổ sung tư liệu cho di tích sau này.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Tháp đôi Liễu Cốc là di tích quốc gia có giá trị quan trọng đối với lịch sử dân tộc
Việt Nam nói chung, lịch sử thành phố Huế nói riêng. Vị trí tọa lạc của di tích lại rất
gần với đường Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Huế không xa (khoảng 11km).
Di tích hiện nay có tình trạng bảo tồn tương đối tốt, tạo cơ sở tiền đề để chúng ta có thể
nghiên cứu, thu hút đầu tư, sử dụng khai thác nhu cầu phát triển du lịch, thúc đấy phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên để mục tiêu đó thành hiện thực, chúng
ta cần sớm có kế hoạch nghiên cứu, bảo tồn, ngăn chặn quá trình xuống cấp của công
trình, kéo dài tuổi thọ của công trình để phục vụ các nhu cầu về khoa học, phát huy
truyền thống lịch sử văn hóa, giữ gìn cho thế hệ mai sau.
Qua kết quả khai quật cũng như thực tiễn làm công tác quản lý, bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Huế, trong thời gian tới, cần có một số giải
pháp đối với di tích Tháp đôi Liễu Cốc như sau:
Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nghiên cứu, khai quật khảo cổ nhằm xác định rõ
quy mô, kết cấu nguyên gốc, tính chất, đặc điểm, niên đại của di tích Tháp đôi Liễu
Cốc, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị di tích; xây dựng, bổ sung tư liệu để từng bước hoàn thiện hồ sơ thuyết minh di tích
đúng với giá trị vốn có của nó.
UBND thị xã Hương Trà (đơn vị trực tiếp quản lý di tích) cần ưu tiên bố trí nguồn
vốn để tiến hành gia cố, gia cường hệ thống tường tháp, tránh xuống cấp, đỗ vỡ; làm
sạch bề mặt gạch, chống rêu mốc và cây cối mọc phủ lên kiến trúc. Ở phần nền dưới
cần lấp đất lát lại nền sân tháp, chỉ để lộ phần đế tháp và tường tháp.
Nghiên cứu, xây dựng phương án thiết kế nhà mái che cho hai công trình kiến trúc
tháp chính. Có thể sử dụng nhà tiền chế, với bộ mái vòm cao, xung quanh có hệ thống
cột, móng bó và đường đi lại quanh tháp. Đồng thời có thể sử dụng công nghệ hiện đại
để giúp khách tham quan có thể hình dung được công trình kiến trúc tháp hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó cũng phải có giải pháp bảo tồn lại miếu Dương Phi cho phù hợp với tổng
thể di tích, đồng thời làm điểm nhấn cho không gian của di tích.
Tiến hành quy hoạch, chỉnh trang sân vườn, cây trồng trong di tích, xây dựng hệ
thống tường bao bảo vệ, di dời các mồ mả ảnh hưởng đến di tích, tạo cảnh quan và
đường đi lại cho thuận tiện, dễ tiếp cận. Khuyến cáo người dân trong khu vực không
xâm phạm, vứt đồ tùy táng, đồ thờ tự trong khuôn viên của di tích, chính quyền địa
phương thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ di tích.
Ngoài ra, đề nghị UBND thị xã Hương Trà chỉ đạo chính quyền địa phương phối hợp
với Bảo tàng Lịch sử tiến hành giải phóng các loại đất, gạch đá cây cối không phù hợp
xung quanh đền tháp và phải có sự giám sát của các nhà khảo cổ và bảo tồn n
114 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ