Page 111 - Văn hoá Huế
P. 111
vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo
của người dân. Từ đó, chùa cũ chỉ còn nơi
làng tổ chức các nghi lễ truyền thống của
làng. Đến năm, 1974, làng xây dựng thêm
1 đàn âm hồn bên Tả ngôi chùa để tưởng
niệm các anh hùng liệt sĩ. Gần đây trong
khuôn viên chùa đã xây dựng thêm niệm
phật đường mới, nên kiến trúc trước đây
của chùa chỉ còn ngôi nhà 1 gian 2 chái,
bên trong còn bức hoành phi “Tiên Phước
tự” cùng nhiều câu đối viết bằng chữ Hán.
Hiện tại, chùa còn lưu giữ 01 chuông đồng
đúc năm Minh Mạng thứ 21 (1840).
3. Đề xuất định hướng bảo tồn,
phát huy giá trị các di tích, công trình
kiến trúc tại làng Phù Bài
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh là một bộ phận quan trọng
trong tổng thể giá trị di sản văn hóa, là Chùa Tiên Phước
tài sản vô giá của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng dân cư xã hội trong tiến trình lịch sử
dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Do vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục nâng
cao hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị gắn liền với các di tích, công trình
kiến trúc mang đậm tính truyền thống gắn liền với văn hóa, lịch sử của làng Phù Bài
thông qua một số giải pháp mang tính tổng quát như sau:
Một là, nghiên cứu thu thập, bổ sung các tài liệu lịch sử liên quan đến các công trình
chưa được xếp hạng di tích: điện thờ và lăng mộ ngài Bổn thổ thành hoàng làng Ngô
Thù; nhà thờ họ Lê và lăng mộ ngài khai khẩn; nhà thờ họ Nguyễn và lăng mộ ngài khai
khẩn; nhà thờ Đại Tôn; chùa Tiên Phước; Tiên thánh và Văn thánh, Võ thánh. Đồng
thời, đưa những công trình này vào Danh mục Kiểm kê di tích của tỉnh Thừa Thiên Huế
để tạo cơ sở pháp lý, khoa học cho công tác lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích
đối với những công trình này trong giai đoạn tiếp theo.
Hai là, tiến hành huy động xã hội hóa và ưu tiên bố trí các nguồn lực trong việc xây dựng
kế hoạch chi tiết và phân kỳ đầu tư để tu bổ, tôn tạo, bảo quản cho các hạng mục đang bị
xuống cấp, các hiện vật gốc cùng các tài liệu Hán - Nôm gắn liền với thống di tích và các
công trình kiến trúc tiêu biểu này.
Ba là, nhằm giải quyết hợp lý, hài hoà, bền vững giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hoá
với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cần xem xét xây dựng phương án kết
nối các di tích, công trình kiến trúc này cùng các danh lam thắng cảnh trong vùng như Khe
Lời, núi Quách, địa điểm còn in dấu của nghề luyện sắt, rèn sắt trước đây... để tạo thành một
trong nhưng tour, tuyến du lịch trọng tâm trong quy hoạch của địa phương.
Bốn là, đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, vận động các trường học, các cơ sở
đoàn, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn đảm nhận việc chăm sóc, vệ sinh cảnh quan và triển
khai sâu rộng các phong trào thi đua gắn với bảo vệ, phát huy giá trị các di tích, công trình
kiến trúc tại làng Phù Bài. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng
đồng cùng tham gia thông qua các phương tiện thông tin, báo chí và mạng xã hội n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 109