Page 12 - Tạp chí Cửa Việt
P. 12
chuộng mua sắm cho con cái những vật dụng dù cần thiết chứ chưa
nói đến vô bổ. Hầu như muốn mua bất cứ thứ chi, chị em tôi phải xin
xỏ một thời gian dài hoặc đợi được thưởng nếu đạt thành tích cao
trong học tập. Ngoại trừ những thứ liên quan đến việc học và đọc, ba
sẵn sàng đầu tư cho chị em tôi mua sách tham khảo và các loại sách
văn học yêu thích.
Và Tết về, dịp nhà nhà người người thoải mái mua sắm, sắm sửa,
ba tôi vẫn đưa ra phương châm cho cả nhà, chân phương thôi, đơn
giản thôi, đừng sắm sửa cầu kỳ, đừng tiêu pha hoang phí. Cảm giác
mọi người đi làm tích cóp cả năm, tới gần Tết thì tiêu xài xả láng, ba
bảo hoang phí quá chừng. Áo quần đã sắm quanh năm, gần Tết sắm
làm gì. Vật dụng trong nhà lúc nào hư hỏng thì sửa chữa, sửa không
được hẵng mua, tự nhiên gần Tết lại đi mua mới. Ba phản đối chuyện
sắm Tết kiểu vậy và đặc biệt dị ứng với những người mượn tiền để
mua đồ Tết. Ba nói Tết đến nhu cầu được đẩy lên cao nên đôi khi chất
lượng sản phẩm đi xuống không chừng. Đến những thứ không thể
thiếu trong dịp Tết là mứt bánh, là dưa món, với ba, nên tự tay làm. Tự
làm không chỉ tiết kiệm mà còn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, tự tay chế biến cũng là một cách để tạo ra kỷ niệm, tạo không
khí sum vầy vui vẻ, còn rèn luyện nhiều kỹ năng, kiến thức.
Vậy nên mấy chục năm nay, cứ cuối chạp, dù bận rộn mấy mẹ tôi
vẫn tranh thủ gọt phơi dưa món, soạn sửa làm mứt bánh. Và đều đặn
năm nào cũng vậy, cứ hai chín, ba mươi Tết, ba mẹ cùng nhau ngồi gói
bánh chưng, bánh tét. Dần dà, chị em tôi lớn lên, cũng học ba mẹ cách
tự bày biện, soạn sửa Tết cho nhà mình. Cô em gái thích nấu nướng thì
đảm nhiệm hết thảy các món mứt bánh dọn ngày Tết. Em nấu ngon,
trình bày đẹp chẳng thua gì đồ bày bán ở tiệm. Hai em gái út khéo
tay thì nhận phần trang trí nhà cửa, làm các loại tháp bánh, tháp nước
chưng bàn thờ. Điều đầu tiên đúng là đã tiết kiệm và yên tâm ở khâu
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, việc dâng lên bàn thờ
tổ tiên những món tự tay chuẩn bị trong ngày xuân về cũng mang một
cảm giác tự hào, ấm áp và yêu thương khó tả.
Dĩ nhiên quan niệm của ba đã luôn gây tranh cãi với vợ con. Chị
em tôi có lần đồng lòng phản đối, bảo ba đi ngược với thời đại, ai cũng
như ba thì làm sao thúc đẩy kinh tế, góp phần kích cầu sản phẩm. Cho
đến khi đọc được cuốn sách Lối sống tối giản của người Nhật (Sasaki
Fumio), tôi đã tìm thấy câu này: “Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay
những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của
10