Page 13 - Tạp chí Cửa Việt
P. 13
chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng
mà chúng ta sở hữu.” Điều này thật trùng hợp với quan điểm sống của
ba tôi. Ba đã luôn nhắc chúng tôi đừng quá quan tâm đến những vật
ngoài thân, đừng mong cầu sở hữu nhiều món đồ chỉ để tô vẽ cho bề
ngoài hư ảo. Rằng giá trị của con người là ở bên trong, là tri thức, đạo
đức, là nội tâm sâu sắc.
Hơn nữa, việc tiết chế mua sắm không chỉ tiết kiệm cho bản
thân, gia đình mà còn là trách nhiệm với môi trường mà ta đang sống.
Chúng ta đã mua sắm dư thừa, vượt quá nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày, điển hình nhất là việc mua sắm các món đồ thời trang. Với đàn
bà phù phiếm như chị em chúng tôi, mỗi lần nhìn tủ áo quần lại nghĩ
mẫu này, màu này mình chưa có, đôi giày này mình chưa sắm. Chẳng
hạn như chỉ với giày dép thì ngoài giày búp bê, giày cao gót, phải có
cả bốt, giày thể thao, sneaker, giày đế xuồng, giày slingback… Cảm
giác ao ước thứ mình chưa có thật sự khiến người ta khao khát, mua
sắm một cách vô tội vạ. Theo Liên Hợp Quốc, ngành thời trang đứng
thứ hai về mức độ gây ô nhiễm môi trường, chỉ sau dầu mỏ. Thật kinh
khủng khi biết rằng, mỗi năm trên thế giới thải ra khoảng 92 triệu tấn
rác thải quần áo.
Năm 2019, loạt chương trình “Dọn dẹp cùng Marie Kondo” được
phát trên nền tảng Netflix đã nổi tiếng toàn cầu. Cuốn sách cùng tên
với chương trình đã được dịch ra 42 thứ tiếng và bán được hơn 11 triệu
bản trên toàn thế giới. Khi chủ nghĩa tiêu dùng lên ngôi, không gian
sống của mọi người đều chật cứng với vô số đồ đạc, đặc biệt là những
món đồ thời trang được xếp cứng trong tủ, những món đồ mua về
trong lúc hưng phấn nhưng rất ít hoặc có khi chưa hề sử dụng. Marie
Kondo, người phụ nữ Nhật Bản đã truyền cảm hứng sắp xếp và dọn
dẹp nhà cửa với phương pháp được lấy từ chính tên của cô. Áp dụng
KonMari, người ta có dịp nhìn lại không gian sống để rồi tự tay sắp
xếp, cân nhắc nên giữ lại hay bỏ đi những món đồ mình đang sở hữu,
ưu tiên những thứ có giá trị cho cuộc sống. Việc vứt bỏ đồ đạc xưa nay
vẫn rất khó với tâm lý con người nói chung, dù không sử dụng nhưng
người ta vẫn giữ lại món đồ vì một lý do nào đó như liên quan đến kỷ
niệm hoặc đơn giản là chờ lúc thích hợp sẽ dùng. Theo Kondo, mọi vật
đều có linh hồn và khi món đồ đó gắn kết với chúng ta qua thời gian,
ta sẽ cảm nhận được mối liên hệ. Cô so sánh giống như việc chúng ta
gặp người yêu, con tim bạn sẽ đập nhanh hơn, nếu chạm vào một món
đồ có giá trị về mặt tinh thần, có sự gắn kết nào đó, cơ thể bạn sẽ có
11