Page 8 - Tạp chí Cửa Việt
P. 8

Đầu tháng chạp tranh thủ những ngày tạnh ráo người ta cuốc
          đất lên phơi ải một hai hôm, lại lên luống đánh tơi đất để trồng trỉa
          những thứ rau và hoa màu. Cả một kỳ đông mưa gió rau ráng hư hoại,
          giờ là lúc bắt đầu một vụ rau mới. Những thứ rau màu, rau mùi làm
          gia vị nấu nướng cho mấy ngày sum họp. Rồi thì rau cải cay, thứ này
          lên rất nhanh, chỉ gieo độ dăm hôm đã xanh mơn mởn. Các loại sâu bọ
          cũng rất thích cắn phá lá cải non, nếu thu hoạch không kịp thì lá lấm
          chấm lỗ thủng dày đặc, đến lúc ấy chỉ có bỏ đi. Nhưng cứ để cải mọc
          vô tư như thế, đến qua Tết sẽ có một vườn hoa vàng đẹp mắt và cũng
          thật bâng khuâng như trong thơ Nghiêm Thị Hằng: Có một mùa hoa cải
          / Nở vàng bên bến sông / Em đương thì con gái / Đợi tôi chưa lấy chồng…
          Tôi lại gieo hạt cải / Lại âm thầm đợi mong / Có một người con gái / Đợi tôi
          chưa lấy chồng.
                2. Những lùm cây rậm rạp trong vườn cũng bắt đầu ra lứa lá
          non mới. Bụi cây lá gai, thứ cây mọc hoang không hề chăm sóc, nhưng
          đến lúc này lại rất được việc. Lá gai được ngắt đem vào luộc, nấu, giã,
          nhồi để làm bánh ít lá gai - một đặc sản bình dị của quê tôi và ngày Tết
          nhất quyết phải có trên mâm cúng. Món bánh mà nguyên liệu chính lại
          từ thứ lá mọc hoang dại, ngờ đâu thơm ngon đáo để.
                Đúng là người quê, cái gì cũng có thể tận dụng. Hãy xem những
          cây chuối trong vườn thì biết, cũng không cần mất công trồng hay
          chăm sóc gì, tự nó “nhảy” thành bụi. Vậy mà thân chuối thì làm thức
          ăn cho lợn, cho vịt. Bắp chuối làm đủ món từ ăn sống, món nộm đến
          nấu chín. Nải chuối để thờ cúng, tới Tết hầu như nhà nào cũng phải
          đặt lên bàn thờ một nải thật đẹp nhất, ưng ý nhất. Ở đây, xin kể thêm
          một quan niệm, không hiểu sao người ta lại thích số trái trên nải chuối
          thờ ngày xuân phải là số lẻ, được mười bảy quả càng quý. Nghe đồn
          nhau dân kinh doanh rất thích nải chuối có mười bảy quả, giá bán đến
          cả triệu bạc. Thêm nữa, đi chọn chuối không được sờ tay lên đếm quả,
          mà phải đếm bằng mắt. Mắt thật tinh rõ mới đếm được vì các nải chuối
          mọc xen kẽ so le trên mỗi buồng. Nếu ra chợ mua chuối thì phải đếm
          thật nhanh để không bị người khác chọn trước.
                Nói về sự an ổn của một ngôi nhà nông thôn có thành ngữ: Trước
          cau sau chuối. Hẳn vì điều này nên trong vườn quê hầu như đều có bụi
          chuối, được trồng tranh thủ những chỗ đất không biết phải làm gì,
          không trồng được thứ gì. Ấy vậy mà giữa tháng chạp, nếu tiết trời còn
          mưa gió mạnh thì chợ cuối năm lá chuối cũng… đắt! Độ này, ta có thể
          bắt gặp trong vườn quê những người đi rọc lá. Họ cầm cây sào tre dài,
          phía trên cột tháp một cây dao, bằng một động tác nhanh nhẹn dứt
          khoát và cũng thật khéo léo, khứa một nhát để tấm lá chuối rơi nhẹ


            6

                                                                                                                                                   Trẻ con thích thú ngồi canh lửa
                                                                                                                                                   Trẻ con thích thú ngồi canh lửa
                                                                                                                                                          nấu bánh - Ảnh: T.A
                                                                                                                                                          nấu bánh - Ảnh: T.A
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13