Page 99 - Văn Nghệ Phú Yên
P. 99

Nồi om đất



           THỤC OANH   Tản văn
                        




               Thuở xa xưa ở miền quê, vợ chồng ra ăn riêng không có lưng vốn như
           bây giờ. Cha mẹ hai bên nhà nào cũng nghèo không có vật chất, tiền nong
           viện trợ cho đôi vợ chồng. Vợ chồng cưới nhau chừng dăm tháng là phải ra
           ăn riêng. Cha mẹ chồng nào thơm thảo, có của dư của để cũng chỉ cho chừng
           vài chục giạ lúa, một ít chén bát, xoong nồi, chứ không thể tiếp tế lâu dài
           được, vì nhà đông con là chuyện phổ biến của vùng nông thôn ngày xưa.Vợ
           chồng ra ăn riêng, nếu là nhà nghèo thì lo trăm thứ chuyện, nào là chén bát,
           xoong nồi, nào là giường chiếu, thúng mủng... Vì thiếu đủ thứ nên những
           đôi vợ chồng mới cưới ra ăn riêng thường mua những cái nồi om bằng đất
           nung, những cái trã kho cá, cái ấm bằng đất để đỡ tốn tiền trong thời kỳ cực
           kỳ khó khăn.
               Cơm mà nấu trong nồi om đất thì ngon tuyệt, bởi chất liệu của đất nung
           làm ngon cơm hơn loại nhôm, thiếc. Vợ chồng son trẻ nấu cơm bằng nồi om
           là vừa dùng đủ cho hai người. Bọn trẻ xóm tôi ngày ấy nếu bắt gặp đôi vợ
           chồng trẻ, chúng thường ca lên: “Hai vợ chồng, hai lóng mía, hai củ khoai,
           hai nồi om om lại”. Thực chất của câu ca mang đậm chất vè, nó có nhịp, có
           điệu nói lên sự đơn điệu, trống vắng của đôi vợ chồng son, chứ một mai con
           đàn, cháu đống đề huề, gối mỏi, chồn chân thì chẳng ai dùng hình tượng “hai
           lóng mía, hai củ khoai, hai nồi om” cả.

               Chén sắp trong sóng cũng khua, nói chi vợ chồng làm sao tránh khỏi
           cơm không lành canh không ngon, đá thúng đụng nia. Những cơn bão nhỏ
           của gia đình thường làm cho nồi niêu, chén bát vỡ toang từ sự nóng giận
           của người chồng. Vợ thì tiếc của, có giận đến đâu cũng không mấy ai dám
           đập đồ như chồng. Thế là cái nồi om tròn tròn bị vỡ, lăn ra một cục cơm tròn
           quay, người hàng xóm thấy vậy liền nhặt giúp đem bỏ vào mâm cơm, miệng
           xuýt xoa: “Hạt ngọc của trời cho đấy, các cháu, các em không nên vung vãi
           thế mà mang tội với thần Nông”. Nồi om đất bị bể, khi vợ chồng làm lành,
           thấy cục cơm tròn vạnh, chàng cắt cho nàng vài khoanh, hạt cơm áp chặt
           vào nhau dẽ cứng, xắt cơm mà như xắt khoai ấy chớ. Nàng nhìn chồng mà
           lòng hổ thẹn đan xen hối hận. Biết vậy, nhưng cớ sao hễ mỗi lần vợ chồng
           ở miền quê hục hặc nhau là những vật vô tri, vô giác kia lăn ra “chết” một



                                                             VĂN NGHỆ PHÚ YÊN  93
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104