Page 159 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 159

“Tiếng đàn hành cung” là điểm đến thứ tám được nhắc tới của
           Tây Hồ. Tương truyền hành cung được đặt ngay tại chùa Trấn Quốc
           vào thời chúa Trịnh. Nơi đây hàng đêm vẫn rộn tiếng đàn của các
           cung nữ làm người trông coi chùa, trở thành nguồn cảm hứng thi
           ca của tao nhân mặc khách khi đến vãn cảnh Hồ Tây.

               Trước những biến động lịch sử và thời gian, “Bát cảnh Tây Hồ”
           đến nay chỉ còn lại trên những thư tịch cổ. Phục dựng lại tám điểm
           đến đã đi vào thi ca của Tây Hồ được coi là một ý tưởng độc đáo để
           tăng sức hấp dẫn của Tây Hồ và tạo dựng một thương hiệu du lịch
           độc đáo, riêng có của Thủ đô.

               Gây dựng thương hiệu du lịch - Bắt đầu từ đâu?
               Ý tưởng phục dựng “Bát cảnh Tây Hồ” do UBND quận Tây Hồ
           đang nghiên cứu và hoàn thiện là một trong những hướng đi hiệu
           quả để phát triển thương hiệu du lịch của Tây Hồ trong tương lai.
           Theo Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu
           Hằng, việc phát triển Tây Hồ ở Hàng Châu (Trung Quốc) có thể coi
           là bài học kinh nghiệm mà quận Tây Hồ có thể tham khảo trong quá
           trình thực hiện. Với cùng tên gọi, Tây Hồ thuộc thành phố Hàng
           Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã thực hiện những bước đi
           chiến lược để trở thành một di sản văn hóa được công nhận.

               Năm 1982, Tây Hồ được chính phủ Trung Quốc phê duyệt là
           Danh thắng trọng điểm cấp quốc gia. Đến năm 1985, Tây Hồ được
           bình chọn là một trong “Thập đại danh thắng phong cảnh quốc
           gia”. Năm 2006, Tây Hồ được tái cải tạo theo tiêu chuẩn Khu du lịch
           cảnh quan cấp quốc gia. Năm 2008, “Truyền thuyết Tây Hồ” được
           công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đến năm
           2011, Tây Hồ - Hàng Châu được UNESCO ghi nhận là Di sản cảnh
           quan văn hóa dạng hồ, loại hình di sản đầu tiên và duy nhất trong
           hệ thống Di sản văn hóa thế giới hiện nay. Công tác truyền thông về
           “Tây Hồ thập cảnh” cũng luôn được chính quyền Hàng Châu chú
           trọng thực hiện. Những hình ảnh đẹp lung linh về Tây Hồ đã được
           chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đã thu hút sự
           quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Năm 2017
           lượng khách du lịch tới Hàng Châu đạt 160 triệu, doanh thu tương
           đương 42 tỷ USD.


                                  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long  159
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164