Page 157 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 157
BÀI 2 PHỤC DỰNG “BÁT CẢNH TÂY HỒ”,
HƯỚNG ĐI ĐỘC ĐÁO
Bến trúc Nghi Tàm, Rừng bàng Yên Thái, đàn thề Đồng Cổ, tượng
phật say Thụy Chương, Sâm cầm Hồ Tây, Cánh đồng hoa Nghi Tàm;
Làng Khán Xuân, Tiếng đàn hành cung là 8 địa danh của vùng đất
Tây Hồ được các tao nhân mặc khách của kinh thành Thăng Long
xưa lưu lại trong các thi phẩm. Ý tưởng phục dựng “Bát cảnh Tây
Hồ” nhằm tạo ra những “điểm đến” hấp dẫn có thể coi là hướng đi
độc đáo để tăng sức hấp dẫn của Tây Hồ trong lòng du khách.
Bát cảnh Tây Hồ, từ huyền thoại đến đương đại
Hồ Tây không chỉ có lịch sử với những câu chuyện truyền
thuyết, sự tích hình thành hồ mà gắn với nó là những danh thắng
nổi tiếng đi vào thi ca. Trong tập thơ “Tây Hồ bát cảnh” của Lê Vĩnh
Hựu thế kỷ XVIII, 8 điểm đến huyền thoại của vùng đất Tây Hồ đã
được nhắc tới.
Điểm đến đầu tiên là bến trúc Nghi Tàm. Xa xưa, làng Nghi
Tàm có trồng giống trúc ngà, thân vàng xung quanh làng. Nhìn từ
xa, hàng ngàn, hàng vạn cây trúc đứng trước gió, phản chiếu ánh
sáng vàng tạo nên cảnh sắc độc đáo. Chính tại nơi này, chúa Trịnh
Giang đã cho mở một bến tắm, hằng năm vào mùa hè cùng các
cung nữ lên đó tắm mát và nghỉ ngơi.
“Rừng bàng Yên Thái” là thắng cảnh thứ hai trong “Bát cảnh
Tây Hồ. Xưa kia, tại làng Yên Thái có một núi đất cao 400 - 500 trăm
thước, rộng chừng một mẫu. Chúa Trịnh Giang cho trồng nhiều cây
bàng để lấy bóng râm cho nơi nghỉ mát. Từ trên đỉnh nhìn xuống,
hàng ngàn, hàng vạn cây, cây nào cũng tỏa ra cành lá xum xuê, sắc
lá theo từng mùa thay đổi. Nhìn từ xa như những chiếc lọng đỏ,
lọng xanh rất đẹp mắt.
Đàn thề Đồng Cổ là thắng cảnh thứ ba được các thi nhân đề
cập. Đàn thề xa xưa được lập trước cửa đền Đồng Cổ trên bờ hồ
thuộc làng Thụy Chương (nay là phường Thụy Khuê) dưới thời Lý
Thái Tông. Đàn được xây hai tầng, tầng trên thờ thần, tầng dưới vua
Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long 157