Page 162 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 162
BÀI 3 HÌNH THÀNH TRỤC KHÔNG GIAN VĂN HOÁ
SÁNG TẠO TÂY HỒ
Để xây dựng quận Tây Hồ trở thành điểm đến văn hóa hấp dẫn
của Thủ đô, quận Tây Hồ đang nghiên cứu và triển khai những đề
án quan trọng nhằm xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm
văn hoá - dịch vụ du lịch của Thủ đô Hà Nội. Trao đổi với phóng
viên Báo Hànộimới, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây
Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, quận Tây Hồ đang từng bước triển
khai những mục tiêu quan trọng tại Nghị quyết số 10-NQ/QU, ngày
10/04/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ về phát triển
công nghiệp văn hóa; coi đây động lực, là yếu tố cốt lõi cho sự phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận và hướng tới mục tiêu xây
dựng Tây Hồ trở thành nơi người dân có môi trường sống “xanh” và
phát triển theo hướng bền vững.
- Là người có thời gian khá dài gắn bó với mảnh đất và người
dân Tây Hồ, chị có thể chia sẻ đôi nét về những giá trị văn hoá,
lịch sử độc đáo của Hồ Tây?
Đúng như vậy, gắn bó với mảnh đất Tây Hồ, tôi đã có cơ hội
quý giá để cảm nhận, thẩm thấu nhiều hơn những giá trị lịch sử,
văn hoá của mảnh đất và con người nơi đây.
Tây Hồ được biết đến là vùng đất cổ nằm ở phía Tây kinh
thành Thăng Long xưa. Nơi lưu giữ một hệ thống di sản văn hóa,
lịch sử phong phú với những ngôi làng cổ kính ẩn mình giữa
không gian đô thị hiện đại. Vùng đất Tây Hồ cũng đang gìn giữ
những làng nghề truyền thống của người Thăng Long xưa, như:
nghề làm giấy Dó Yên Thái ở phường Bưởi, nghề trồng đào Nhật
Tân, Phú Thượng; nghề trồng quất cảnh Tứ Liên; nghề làm xôi
Phú Thượng, nghề ướp trà sen ở phường Quảng An, hay nghề
nuôi cá cảnh ở làng cổ Yên Phụ.
Cảnh sắc độc đáo của Tây Hồ đã toả sáng chỉ trong 4 câu ca
dao của người xưa: “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn
Vũ canh gà Thọ Xương/Mịt mờ khói toả ngàn sương/Nhịp chày Yên
Thái mặt gương Tây Hồ”.
162 Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long