Page 158 - Khát Vọng Tây Hồ - Khát Vọng Thăng Long
P. 158

ngự, mỗi năm hai kỳ xuân thu, nhà vua ra đó làm lễ tế rồi hạ lệnh
            trăm quan văn võ đứng trước đàn thề rằng: “Làm con phải hiếu,
            làm tôi phải trung, bất hiếu bất trung, thần minh tru diệt”. Về sau
            đàn thề Đồng Cổ trở thành nơi công cộng của nhân dân, hằng ngày
            có nhiều người đặc biệt là thanh niên nam nữ đến trước đàn thề
            nguyền, xin thần linh minh chứng cho lòng chung thủy của mình.
                “Tượng Phật say làng Thụy Chương” cũng đi vào văn chương.
            Tương truyền vào thời Lê Trung Hưng có ngôi chùa nơi đây chỉ có
            mỗi một pho tượng tay chống gậy, chân có vẻ bước liêu xiêu. Một
            hôm Trạng Quỳnh đến làng Thụy, vào thăm chùa thấy tượng Phật
            độc đáo đã làm mấy câu thơ: 
                            “Ông đứng chi mà đứng mãi đây?

                             Dập dềnh như tỉnh lại như say?
                             Vãi nào đã chuốc cho ông rượu?
                              Còn có cho vay một nậm đầy”.

                Từ đấy người ta gọi tượng là Phật say làng Thụy, mỗi tháng hai
            kỳ khách thập phương thi nhau mang rượu đến lễ, sau này, pho
            tượng cũng không còn nữa.

                “Sâm cầm Hồ Tây” cũng là một đặc trưng đi vào thi ca của vùng
            đất Tây Hồ. Xa xưa, vào khoảng tháng Chạp đến tháng Giêng, từng
            đàn chim sâm cầm bay về kín mặt hồ. Tương truyền loài sâm cầm
            chỉ ăn sâm nên thịt rất bổ. Nghề đánh bắt sâm cầm đã trở thành
            một nghề mưu sinh của mấy làng xung quanh hồ.
                “Cánh đồng hoa Nghi Tàm” có được nhờ những vùng trồng
            hoa vùng Nghi Tàm, được chọn làm hoa tiến vào Phủ Chúa và
            Cung Vua đã tạo nên hương sắc độc đáo, thu hút các tao nhân,
            mặc khách đến với Tây Hồ. Cùng với đó là “làng Khán Xuân” bên
            bờ phía nam Hồ Tây đời chúa Trịnh Giang, nơi đây lập một ly cung
            và những dãy nhà như quán hàng ở xung quanh, để hằng năm vào
            mùa hè ra đó nghỉ mát. Đêm đến, nội thần và cung nữ mở chợ bày
            hàng mua bán, hát xướng làm vui. Những đêm mở chợ, làng Khán
            Xuân lại sáng rực một góc thành vì đèn nến thắp sáng trưng. Chính
            vì vậy mà chợ đêm Khán Xuân trở thành một hoạt cảnh đẹp của
            Tây Hồ cũng như kinh thành Thăng Long xưa.


              158  Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163