Page 68 - Tạp chí Giao thông Vận Tải - Số Tết Dương Lịch
P. 68
Số 12/2024 (748) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
6
4
Tập 64
Tập
chuyển cùng chiều hoặc ngược chiều đột ngột thay đổi hành vi/tốc độ để tránh xảy ra va chạm và lúc đó khoảng cách giữa
hai phương tiện là bé hơn hoặc bằng 20 cm.
Dựa trên phương pháp quan sát tự nhiên của Eby [11], để quan sát tình trạng giao thông thông qua dữ liệu thu thập
được từ camera quan sát đặt tại cổng (hoặc đối diện) các trường học, từ đó xác định tình huống “suýt va chạm” và các đặc
trưng về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, điều kiện dòng giao thông, hành vi tham gia giao thông và đặc điểm khác tại
khu vực cổng trường vào giờ đến và tan trường có nguy cơ dẫn đến mất ATGT.
Phương pháp hồi quy logistics được áp dụng để phân tích mối quan hệ giữa nguy cơ xảy ra mất ATGT (suýt va chạm) các
yếu tố có khả năng ảnh hưởng suýt va chạm.
2.1. Mẫu khảo sát
Các trường được chọn trong nghiên cứu gồm 56 trường từ tiểu học đến THPT tọa lạc trên các quận giáp khu vực nội
thành TP. Hồ Chí Minh. Vị trí các trường thể hiện ở Hình 2.1.
Hình 2.1: Vị trí các trường trong khu vực nghiên cứu
Thời gian quan sát được thực hiện vào tháng 3 đến tháng 4/2024. Thời điểm đặt camera quan sát là 15 phút trước giờ
học sinh vào lớp và 15 phút sau giờ tan trường. Dữ liệu từ camera quan sát sẽ được trích xuất, tổng hợp và phân tích trong
phòng nghiên cứu bởi các thành viên được huấn luyện để đo lường và mã hóa các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mất ATGT
tại cổng trường học.
2.2. Đo lường dữ liệu
Để định lượng và đồng bộ các dữ liệu quan sát, tất cả các dữ liệu định tính được mã hóa thành biến nhị phân (0 = không
có xuất hiện yếu tố, 1 = có xuất hiện yếu tố). Các yếu tố định lượng thì được đo đếm trong thời gian quan sát. Cụ thể, các yếu
tố được đo lường như sau:
* Đối với nhóm yếu tố Cơ sở hạ tầng đường bộ:
- Vạch qua đường: Cổng trường có bố trí vạch qua đường thì được đo là có và mã hóa = 1, ngược lại được mã hóa = 0.
- Tiếp cận đường trục đô thị có nhiều làn xe: Cổng trường học tiếp cận trực tiếp với đường trục đô thị có từ 4 làn xe trở lên
thì được đo là có mã hóa = 1, ngược lại mã hóa = 0.
- Chỗ đỗ xe chờ đưa đón học sinh: Trường học có bố trí chỗ đỗ xe chờ đưa đón học sinh được đo là có và mã hóa = 1, ngược
lại = 0.
Đối với nhóm yếu tố tình trạng vỉa hè:
- Bán hàng rong: Có người bán hàng rong xuất hiện trên vỉa hè tại khu vực cổng trường được đo là có và mã hóa = 1,
ngược lại mã hóa = 0.
- Trạm chờ xe xe buýt: Cổng trường học có bố trí trạm chờ xe buýt được đo là có và mã hóa = 1, ngược lại mã hóa = 0.
* Nhóm yếu tố tình trạng dòng xe:
- Lưu lượng: Đại lượng này được xác định bằng cách đếm số lượng phương tiện qua mặt cắt cổng trường trong thời điểm
khảo sát và đơn vị đo lường là xe/15 phút.
- Vận tốc: Đại lượng này được đo lường bằng phương pháp lấy khoảng cách giữa 2 điểm trong tầm quan sát của camera
chia cho thời gian di chuyển qua 2 điểm đó của phương tiện. Đại lượng này được quy đổi về đơn vị km/h.
- Xe xếp hàng chờ đón: Cổng trường có tình trạng xe xếp hàng chờ đón thì được đo là có và mã hóa thành 1, ngược lại
được mã hóa = 0.
- Tiếp cận xe công nghệ: Cổng trường có quan sát thấy sự tiếp cận của xe công nghệ thì được đo là có và mã hóa =1, ngược
lại mã hóa = 0.
* Nhóm yếu tố hành vi tham gia giao thông:
- Không chú ý khi tham gia giao thông: Cổng trường có quan sát thấy hiện tượng người tham gia giao thông không chú ý
điều khiển phương tiện thì được đo là có và mã hóa thành 1, ngược lại thì được mã hóa = 0.
67