Page 69 - Tạp chí Giao thông Vận Tải - Số Tết Dương Lịch
P. 69
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Tập 6 4
Tập 64
Số 12/2024 (748)
- Chở người phía sau: Được đo lường định lượng bằng cách đếm số lượng phương tiện có chở người phía sau và được
tính theo đơn vị phương tiện/15 phút.
- Đỗ xe sai quy định: Cổng trường có hiện tượng đỗ xe không đúng nơi quy định để chờ đưa đón học sinh được đo là có
và mã hóa = 1, ngược lại được mã hóa = 0.
- Lái xe trên vỉa hè: Cổng trường được quan sát thấy có hiện tượng lái xe trên vỉa hè được đo là có và mã hóa = 1, ngược
lại được mã hóa = 0.
- Băng qua đường giữa dòng xe đang di chuyển: Xác định bằng cách đếm số lượng người đi bộ băng qua đường tại vị trí
vạch qua đường khi các phương tiện đang di chuyển được đo bằng đơn vị người/15 phút.
- Suýt va chạm: Đây là biến phụ thuộc được xác định và mã hóa thành biến nhị phân. Cụ thể, camera quan sát được 1 “suýt
va chạm” trở lên xuất hiện tại cổng trường trong thời gian quan sát thì được mã hóa thành 0 và ngược lại thì được mã hóa = 1.
Giá trị quan sát được của các yếu tố được tổng hợp tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Giá trị của các chỉ số quan sát
Giá trị quan sát
Yếu tố quan sát
Tần suất (N) Giá trị %
Vạch qua đường 44 - 78,6
Tiếp cận đường trục đô thị có nhiều làn xe 22 - 39,3
Chỗ đỗ xe chờ đưa đón học sinh 42 - 75
Bán hàng rong 48 - 85,7
Trạm chờ xe buýt 12 - 21,4
Lưu lượng - - 100
Lớn nhất - 4,9 100
Vận tốc (km/h)
Nhỏ nhất - 31,8
Xe xếp hàng chờ đón 43 - 76,8
Tiếp cận xe công nghệ 45 - 80,4
Không chú ý khi tham gia giao thông (nghe điện thoại, nói chuyện...) 3 - 5,4
Chở người phía sau (xe/15 phút) - 29218 100
Đỗ xe sai quy định 38 - 67,9
Lái xe trên vỉa hè 43 - 76,8
Băng qua đường giữa dòng xe đang di chuyển (người/15 phút) - 1255 100
Tổng số trường có xuất hiện “suýt va chạm” 28
3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân tích
Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến quan sát. Kiểm định
T-test và phân tích tương quan giữa các biến được thực hiện để kiểm tra có hay không hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biến độc lập. Phân tích hồi quy nhị phân đa biến được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ của các biến quan sát và nguy cơ
xảy ra TNGT (được đo lường bằng chỉ số “suýt va chạm” xảy ra tại cổng trường học). Phân tích này cho phép dự đoán được xác
suất tần suất xảy ra “suýt va chạm” trong tình huống không có và có các yếu tố quan sát (sử dụng các yếu tố quan sát như là
các biến độc lập và “suýt va chạm” là biến phụ thuộc).
Kết quả phân tích hồi quy logistics mối quan hệ giữa nguy cơ xảy ra “suýt va chạm” và các yếu tố quan sát được thể hiện
ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân tích hồi quy logistics giữa “suýt va chạm” và các yếu tố ảnh hưởng
95% C.I.for EXP(B)
Yếu tố ảnh hưởng B S.E. Sig. Exp(B)
Lower Upper
Vạch qua đường -2,994 1,104 0,007 0,050 0,006 0,436
Tiếp cận đường trục đô thị có nhiều làn xe 1,861 0,934 0,046 6,432 1,031 40,121
Vận tốc 0,220 0,082 0,007 1,246 1,061 1,463
Trạm chờ xe buýt -3,080 1,274 0,016 0,046 0,004 0,558
3.2. Thảo luận kết quả
3.2.1. Nhóm yếu tố Cơ sở hạ tầng đường bộ
Cơ sở hạ tầng đường bộ nói chung có mối quan hệ mật thiết với TNGT, đặc biệt là TNGT đối với trẻ em [12]. Trong
68