Page 68 - Tạp chí Giao Thông Vận Tải - Số Tết Âm Lịch
P. 68
SỐ 1+2 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
trục X gần gốc tọa độ, bên dưới có sự tiếp xúc tốt. Nếu đường thí nghiệm cắt bên phải gốc trục tọa độ, mức độ mất tiếp xúc
là lớn hơn. Tổng quát, điểm cắt độ võng lớn hơn 3 mils biểu thị sự tồn tại của hốc rỗng [5].
Hình 3.7: Biểu đồ xác định hốc rỗng dưới tấm BTXM theo TCVN 11365:2016
Từ số liệu SHWD thu được của từng vị trí điểm đo góc tấm, sử dụng phần mềm Microsoft Excel vẽ biểu đồ với trục X là
D1 (mils), trục Y là tải trọng - Load (kips). Hình 3.8 là các biểu đồ quan hệ tải trọng tác dụng và độ võng đo tại góc tấm tại các
vị trí đo 1, 26, 84 và 172.
Hình 3.8: Biểu đồ quan hệ tải trọng tác dụng và độ võng đo tại góc tấm BTXM
Thông qua các biểu đồ quan hệ tải trọng tác dụng và độ võng đo tại góc tấm tại các vị trí đo, xác định được giá trị các
điểm cắt độ võng giao cắt với trục X (D1) như Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng tính giá trị một số điểm cắt độ võng giao nhau với trục X (D1)
Với các dữ liệu SHWD của 172 điểm đo tại các vị trí góc tấm trên đường CHC của CHK Phù Cát, sử dụng phần mềm
Microsoft Excel xác định được các giá trị điểm cắt độ võng giao cắt với trục X (D1) tại các điểm đo góc tấm, như trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Bảng tính giá trị điểm cắt độ võng giao nhau với trục X (D1) tại các điểm đo góc tấm BTXM trên đường CHC tại CHK Phù Cát
67