Page 74 - Văn hoá Huế
P. 74

ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU,

               LẬP HỒ SƠ KHOA HỌC ĐỀ NGHỊ XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA

                    VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ



                                                       n Bài và ảnh: NGUYỄN VŨ MINH TÚ



                     uế đang gìn giữ hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều
                Hloại hình khác nhau và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn thành phố. Tuy
             nhiên, số lượng di tích đã được xếp hạng đến thời điểm hiện tại còn khiêm tốn so với bề
             dày truyền thống, lịch sử của vùng đất. Cùng với đó, trải qua thời gian tồn tại dưới tác
             động của nhiều yếu tố cùng quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh nên nhiều công
             trình kiến trúc, địa điểm dễ bị ảnh hưởng dẫn đến có sự thay đổi hoặc biến dạng các yếu
             tố gốc và giá trị gắn liền; đồng thời, vẫn còn một số công trình, địa điểm chưa có điều
             kiện để nghiên cứu nhận diện, đánh giá tổng quan trong các giai đoạn trước đây.
                * Thực trạng kiểm kê, xếp hạng và quản lý di tích trên địa bàn thành phố Huế
                1. Kiểm kê di tích
                Trước khi Luật Di sản văn hóa ra đời, trên địa bàn tỉnh (nay là thành phố Huế) có 188
             công trình lịch sử văn hóa, danh thắng có giá trị lịch sử, văn hóa được đã kiểm kê và đưa
             vào danh mục bảo vệ. Đến giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2019, sau khi Luật Di sản văn
             hóa có hiệu lực thi hành và có các văn bản hướng dẫn kèm theo của Chính phủ cùng các Bộ,
             Ngành trung ương, UBND tỉnh (nay là UBND thành phố Huế) đã chỉ đạo Sở Văn hoá và
             Thể thao phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác kiểm kê di tích lịch
             sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh (đợt 3). Kết quả kiểm kê trong đợt này đã lựa chọn được 205
             công trình, địa điểm lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu đảm bảo các tiêu chí
             xếp hạng di tích theo quy định để đưa vào Danh mục Kiểm kê di tích .
                                                                             1
                2. Xếp hạng và nâng cấp xếp hạng di tích
                Tính đến nay, trên địa bàn thành phố có quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO
             vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, 03 quần thể/hệ thống di tích cấp quốc gia đặc
             biệt là Quần thể Di tích Cố đô Huế, hệ thống đường Trường Sơn (Hồ Chí Minh) đoạn
             đi qua Huế và hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế; 89 di tích cấp
             quốc gia; 101 di tích cấp thành phố. Sau khi Danh mục Kiểm kê di tích của Huế được
             ban hành, đã tạo cơ sở khoa học cho các đơn vị chuyên môn nghiên cứu lựa chọn các
             công trình, địa điểm tiêu biểu để tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.
                Công tác lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích được thực hiện bởi các đơn vị
             chuyên môn trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao (Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí
             Minh) và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2024
             đã có thêm 31 công trình, địa điểm, di tích được các đơn vị lập hồ sơ khoa học đề nghị
             xếp hạng di tích và nâng cấp xếp hạng di tích (27 di tích được xếp hạng mới và 04 di
             tích quốc gia nằm trong hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế được

             1. Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019.


             72  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79