Page 73 - Văn hoá Huế
P. 73
tương đương với 5.211 đầu tài liệu; được triển khai tại 187 làng, 923 họ tộc và 18 phủ
đệ. Hoạt động này, đã góp phần bảo tồn di sản Hán - Nôm, nguồn tài liệu quý giá cho
việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, của vùng đất Thuận Hóa nói riêng
và cả nước nói chung; bên cạnh đó cần lập hồ sơ cho các di sản theo từng loại hình, cấp
độ; tổ chức lập bản scan, bản dập hệ thống văn bia các đình, chùa; số hóa các di sản có
nguy cơ hư hỏng cao để bảo quản, nghiên cứu, lưu trữ.
Tổ chức quảng bá và phát huy giá trị di sản tư liệu: Năm 2024 là năm đánh dấu
bước ngoặc quan trọng khi Huế vinh dự đón nhận di sản tư liệu khu vực Châu Á Thái
Bình Dương (Những mảng đúc nổi trên Cửu đỉnh Hoàng cung Huế), là dịp để tỉnh nhà
tổ chức vinh quảng bá hình ảnh của vùng đất hội tụ các loại hình di sản được tổ chức
UNESCO vinh danh . Tỉnh đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu một cách trang trọng và
6
có ý nghĩa thiết thực, vừa giúp cho công chúng nhận thức được tầm quan trọng của di
sản tư liệu vừa là dịp giới thiệu với bạn bè quốc tế và trong nước tính đặc trưng, thế
mạnh của vùng đất.
Việc quảng bá di sản rộng rãi trong công chúng ở Việt Nam và các nước trên thế giới
vừa khẳng định giá trị của di sản, vừa giới thiệu di sản ra thế giới nhất là trong hợp tác
quốc tế, đối ngoại văn hóa tạo sự giao thoa văn hóa, hiểu biết lẫn nhau và là tiền đề để
hợp tác toàn diện và bền vững. Cùng với việc quảng bá, cần tiếp tục nghiên cứu, phát
hành các ấn phẩm kỹ thuật số cho các di sản đã được vinh danh là di sản tư liệu thế giới,
di sản tư liệu Châu Á Thái Bình Dương; kêu gọi các nhà đầu tư, nhất là các tổ chức, tập
đoàn có kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp văn hóa nghiên cứu phát triển sản
phẩm văn hóa đặc trưng.
Tổ chức giáo dục di sản học đường gắn với chương trình đưa di sản vào trường học
nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh các cấp. Đây là nhiệm vụ quan trọng không chi
đối với ngành giáo dục đào tạo, ngành văn hóa và chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ
của toàn xã hội. Bên cạnh các chương trình giáo dục địa phương, mỗi cấp chính quyền
cần nhân rộng các mô hình học tập tiêu biểu, ban hành chương trình khung đào tạo kết
hợp chương trình ngoại khóa (thi tìm hiểu, rung chuông vàng, kết nối di sản…) tạo sân
chơi bổ ích cho học sinh.
Tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học cho các di sản tư liệu có giá trị đặc sắc ở thành phố
Huế làm cơ sở để đề xuất bảo vệ ở các cấp. Hệ thống di sản tư liệu đang tồn tại dưới
các dạng thức như: bia chùa Huế, bia lăng tẩm các vị vua chúa, tư liệu thư tịch cổ… là
những minh chứng sống động có giá trị quan trọng đối với đất nước, là bằng chứng để
đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, biển đảo cần được nghiên cứu lập hồ sơ và phổ
biến rộng rãi trên toàn quốc và thế giới.
Bảo tồn di sản tư liệu ở Huế là nhiệm vụ quan trọng không chỉ thuộc cơ quan quản
lý nhà nước mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Bảo tồn di sản tư liệu không những
giúp thành phố Huế giữ gìn được giá trị di sản độc đáo này mà còn góp phần nâng cao
hình ảnh đối với bạn bè quốc tế. Hệ thống di sản tư liệu được UNESCO vinh danh là
nguồn cổ vũ to lớn, trở thành nguồn lực có giá trị để khai thác và phát triển kinh tế - xã
hội góp phần khẳng định thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn,
phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh
thái, cảnh quan, thân thiện môi trường n
6. Di sản vật thể, di sản phi vật thể và di sản tư liệu
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 71