Page 34 - Văn hoá Huế
P. 34
phương pháp cách mạng; Năm là, đoàn kết quốc tế; Sáu là, cách mạng trước hết phải
có Đảng cách mạng. Đây là tư tưởng cơ bản trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái
Quốc, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác -
Lênin phù hợp với thực tiễn đặc điểm cách mạng Việt Nam.
Về tiền đề tổ chức: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung
Quốc) và bắt đầu việc xây dựng tổ chức cách mạng theo tuần tự từng bước: từ tìm
hiểu, tiếp xúc những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở miền Nam Trung
Quốc, đến việc thành lập một nhóm bí mật làm nòng cốt (cộng sản đoàn); cuối cùng
là thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và đặt nó trong mối liên hệ với
cách mạng châu Á, tức là thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Sự sáng tạo
trong việc chuẩn bị các tiền đề tổ chức của Nguyễn Ái Quốc là sau khi gặp gỡ, tiếp
xúc với những người Việt Nam yêu nước, Người đã sớm có sự thẩm định, lựa chọn
bước đầu để đi đến một quyết định thích hợp chính xác là: mở ngay một lớp huấn
luyện bồi dưỡng cho những người dự lớp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác
- Lênin, về đường lối cách mạng mà Người đã xác định buổi đầu, về phương pháp
tổ chức và vận động quần chúng, qua đó tìm hiểu một cách sâu sát những người
được giới thiệu. Sau lớp huấn luyện, Nguyễn Ái Quốc đã chọn ra được 09 người
tích cực nhất để lập một nhóm bí mật (cộng sản đoàn) vào trước trung tuần tháng
2/1925 làm hạt nhân cho tổ chức rộng lớn sau đó. Nhóm cộng sản đoàn được duy trì
đến tháng 4/1927, đóng vai trò là hạt nhân nòng cốt của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên được thành lập vào tháng 6/1925 - một tổ chức rộng lớn, tập hợp được
các phần tử thanh niên yêu nước trong và ngoài nước. Hội có tổ chức rõ ràng, có
mục đích, điều lệ và có tuần báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận.
Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc là không thành lập ngay một Đảng cộng sản mà chỉ
thành lập “Hội”, tổ chức mang tính chất quá độ, vừa tầm thích hợp. Xuất phát từ điều
kiện lịch sử cụ thể của nước ta là xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến, hơn 90% dân
số là nông dân, tuyệt đại đa số mù chữ, ít học, chưa hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản mà
Nguyễn Ái Quốc đã thành lập một tổ chức tiền thân để qua đó đưa chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam. Vì Người đã hiểu sâu sắc rằng chỉ khi nào chủ nghĩa Mác - Lênin được kết
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thì mới xây dựng nên Đảng cộng
sản. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thể hiện sự đúng đắn, là một cống
hiến lớn và hết sức sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị tiền đề tổ chức cho
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
2. Nguyễn Ái Quốc sáng tạo trong hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc được
truyền bá về Việt Nam, cùng với phong trào vô sản hóa đã thúc đẩy phong trào công
nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam lên cao trong những năm 1925 - 1929. Và đến
cuối năm 1929 ở Việt Nam đã có 03 tổ chức cộng sản ra đời gồm Đông Dương Cộng sản
đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Điều này đã phản
ánh xu thế tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam lúc đó, đáp ứng được nhu cầu
bức thiết của lịch sử. Trong tình hình chung và yêu cầu của cách mạng Đông Dương,
Quốc tế cộng sản nhiều lần thể hiện quan điểm về việc phải nhanh chóng thành lập một
đảng cộng sản thống nhất ở khu vực này.
32 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ