Page 109 - Văn hoá Huế
P. 109
lăng mộ nằm trong
khuôn viên khoảng
0,6ha với quy
mô lớn, tổng thể
công trình được
chia thành 2 khu
vực: lăng mộ và
nhà bia công đức.
Các hạng mục của
lăng mộ xây bằng
Nhà thờ họ Nguyễn xi măng, vôi vữa,
khảm sành sứ. Khu vực lăng mộ gồm cổng tam quan theo kiến trúc cổ lầu 2 mái che; qua
khỏi cổng tam quan là bình phong tiền đến trụ biểu, nhà bia, mộ phần và bình phong hậu;
xung quanh khu vực lăng có 2 cổng phụ. Khu vực nhà bia công đức dưng xây dựng theo
kiến trúc tứ giác, mái có 2 tầng lợp ngói vẩy cá. Nơi đây dựng một bia đá lớn ghi chúc từ
(văn bản phiên âm) tường thuật lại tài năng, công trạng của ngài Lê Trại và sự đóng góp của
những người dân trong làng vào việc xây dựng lăng mộ trước đây.
2.4. Nhà thờ họ Nguyễn và lăng mộ ngài khai khẩn
Ngài Nguyễn Đương là một trong 3 vị khai khẩn của làng Phù Bài. Nhà thờ họ
Nguyễn tọa lạc tại thôn 7 xã Thủy Phù; khu lăng mộ ngài Nguyễn Đương tại khu công
nghiệp Phú Bài thuộc phường Phú Bài. Tổng thể nhà thờ gồm: tam quan, bình phong và
nhà thờ. Tam quan xây dựng theo kiến trúc 3 tầng lầu; diềm, mái khảm sành, sứ và trang
trí các họa tiết hoa văn theo
kiểu “lưỡng long chầu nhật”.
Nhà thờ có kiến trúc 3 gian,
nội thất, hoành phi và các kết
cấu bên trong bằng gỗ.
Lăng mộ ngài khai khẩn
Nguyễn Đương nằm trên
một gò đất cao, có kiến trúc
xi măng vôi vữa khảm sành
sứ với quy mô lớn. Đi qua
lối vào từ 4 trụ biểu lớn được
xây dựng đăng đối hai bên là
bình phong tiền đến cổng lăng
(gồm 2 cổng nhỏ bố trí đối Lăng mộ ngài Lê Trại
xứng với các trụ biểu lớn bên ngoài lăng) đến trụ biểu, nhà bia, mộ phần và bình phong
hậu. Tất cả các hạng mục công trình đều được khảm sành, sứ.
2.5. Nhà thờ Đại tôn
Nhà thờ Đại Tôn được người dân gọi bằng các tên khác là nhà thờ họ Ngô Nhất; nhà thờ
ngài khai canh Ngô Tôi; nhà thờ khai canh Đại Tôn. Đây là nơi thờ ngài khai canh Ngô Tôi
và cửu tộc. Ngài Ngô Tôi là con trai cả của ngài Ngô Thù - một trong 3 vị khai khẩn của làng
Phù Bài. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), làng kiến tạo ngôi đền thờ ngài lần đầu tiên, đến
năm Duy Tân thứ 5 (1911), làm lại nhà thờ mới tại xứ Cây Sen. Năm Mậu Tuất (1958), dân
làng tổ chức đại trùng tu toàn bộ ngôi đền thờ bằng gỗ mít nài, xây la thành, cổng tam quan và
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 107