Page 70 - Tạp chí Cửa Việt
P. 70

Tìm hiểu lịch sử nghệ thuật của thế giới và Việt Nam, chúng
          tôi nhận thấy một đặc điểm rằng một nền nghệ thuật khi tiếp xúc với
          nhân tố mới thường trải qua ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu là tiếp
          nhận cái mới, thường mang tính chất máy móc và chưa sâu sắc, dẫn
          đến những biểu hiện khoa trương thái quá do sự tiếp thu còn hời hợt,
          mang tính hình thức. Đồng thời, những mâu thuẫn giữa nền nghệ
          thuật truyền thống và nghệ thuật mới vẫn chưa được giải quyết. Giai
          đoạn thứ hai là sự chuyển hóa, hình thành một nền nghệ thuật vừa
          mang bản sắc dân tộc vừa hiện đại. Ở giai đoạn thứ ba, nghệ thuật đó
          phát triển mạnh mẽ và tạo ảnh hưởng tích cực ra bên ngoài, đóng góp
          vào thế giới. Đặc biệt, giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong bối
          cảnh thế giới hiện nay, khi đối đầu được thay thế bằng đối thoại và
          kinh tế thị trường, nơi văn hóa trở thành trung tâm của sự phát triển.
          Xu hướng này bắt đầu từ cuối những năm 1980 và dự kiến sẽ tiếp tục
          kéo dài. Nếu thành công, Việt Nam không chỉ nâng cao uy tín quốc tế
          mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nhà nghiên
          cứu Phan Ngọc từng nhìn nhận rằng: “Người ta nói người Việt Nam
          giỏi bắt chước. Nhưng đó là chưa hiểu người Việt Nam. Người Việt
          Nam giỏi kết hợp để tạo nên cái độc đáo. Tôi hy vọng với giai đoạn
          mới, giai đoạn chưa hề có trong lịch sử dân tộc, cái tài kết hợp của Việt
          Nam sẽ được phát huy để làm rạng rỡ đất nước này”. Đó cũng là bài
          học chung trong khoa học, kỹ thuật và cả nghệ thuật. Theo các nhà
          nghiên cứu, trong thế kỷ XXI, chi tiêu cho văn hóa được dự đoán sẽ
          vượt xa chi tiêu cho các nhu cầu sinh tồn cơ bản. Phải chăng đó là một
          cơ hội lớn cho nghệ thuật nước nhà khi chúng ta hội nhập quốc tế?
                Tựu trung, tác phẩm nghệ thuật phải đi đến một nhận thức chung
          là thể hiện tình cảm của người nghệ sĩ, từ đó lan tỏa, thiết lập hành vi
          ứng xử cho cộng đồng, xa hơn nữa là nhân loại vượt qua những giới
          hạn tù túng của thời gian và sự lãng quên. Các tác phẩm tạo ra những
          nấc thang cảm xúc tri nhận của cộng đồng qua việc gửi những thông
          điệp, những tuyên ngôn xã hội được truyền tải sâu kín qua tác phẩm
          nhằm thức tỉnh cộng đồng. Hay nói một cách khác, nghệ thuật mang
          lại cho con người cảm giác về bản sắc văn hóa và niềm tự hào trên
          chính bản sắc quê hương, xứ sở mà người nghệ sĩ được nuôi dưỡng,
          hấp thụ và sáng tạo nên một khả thể của riêng mình.
                                                                         L.V.T.G


           68
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75