Page 69 - Tạp chí Cửa Việt
P. 69
này, tuy rất Việt Nam, lại phản ánh những nỗi buồn thầm lặng, sự mất
mát và thay đổi là những cảm xúc mà con người ở bất kỳ đâu cũng
có thể thấu hiểu. Sự giao thoa này tạo nên một cầu nối văn hóa, giúp
người phương Tây cảm nhận được hồn cốt Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu. Tranh của Lê Bá Đảng không chỉ mang kỹ thuật và bản sắc mà
còn chứa đựng “chất riêng Lê Bá Đảng”, một phong cách mà không ai
khác có thể tái hiện. Điều này nằm ở cách ông diễn đạt, cách nhìn nhận
và thể hiện thế giới qua đôi mắt của mình. Sự độc đáo ấy làm cho tác
phẩm của ông không chỉ là đại diện cho một quốc gia hay một nền văn
hóa mà còn là biểu hiện cá nhân sâu sắc. Chính yếu tố hiếm có này đã
nâng tầm Lê Bá Đảng thành một nghệ sĩ lớn, để lại dấu ấn khó quên
trong lòng người yêu nghệ thuật thế giới.
Như vậy, văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật và nghệ thuật là
điểm nhấn ấn tượng của văn hóa. Ở đây, mảnh đất Quảng Trị có thể
được mô tả như một dạng ý chí xã hội, là nền tảng của các giá trị, thái
độ và quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Cốt lõi là niềm tin vào
tầm quan trọng của nghệ thuật, giáo dục và di sản của xứ sở đã hun
đúc nên một phẩm chất sáng tạo. Mặt khác, văn hóa luôn biến đổi và
kéo theo những thay đổi trong nghệ thuật. Lịch sử nhân loại đã tường
minh rằng các tác phẩm nghệ thuật đã được sáng tạo trong chính môi
trường văn hóa và xã hội, hay nói cách khác tác phẩm nghệ thuật chính
là sự mô phỏng/tái tạo/ trích xuất văn hóa và xã hội trong thời kỳ tác
phẩm được khai sinh. Đằng sau một tác phẩm nghệ thuật chính là một
bộ “font” văn hóa, một “background” cho phép tác phẩm hiển thị điều
mà tác giả gửi gắm. Chính bộ khung văn hóa tạo ra con người văn hóa
nói chung, tạo ra họa sĩ nói riêng, đồng thời xem xét ý nghĩa của tác
phẩm nghệ thuật trong mối quan hệ với quan niệm xã hội, cộng đồng
nơi tác giả và tác phẩm hình thành, phát triển. Tác phẩm nghệ thuật
góp phần nối dài di sản, nối dài tinh thần văn hóa. Vì chính tác phẩm
nghệ thuật cũng chính là căn cước văn hóa một vùng đất, một dân tộc.
Điều này giải thích vì sao người họa sĩ vẽ chính xác những gì nhìn thấy
và cách anh nhìn thấy chúng như thế nào. Đó chính là nghệ thuật thị
giác (visual culture) trong các tác phẩm này vậy. Có lẽ lời khuyên của
Doug Roysdon rằng “Chúng ta tạo ra nghệ thuật từ những gì chúng ta
có và những gì chúng ta là” đã đúng với trường hợp sáng tạo lấy bản
sắc văn hóa làm nền tảng.
67
Triển lãm Lê Bá Đảng - “Khát vọng hòa bình” tại quê nhà Quảng T rị năm 2024 - Ảnh: Trúc An
Triển lãm Lê Bá Đảng - “Khát vọng hòa bình” tại quê nhà Quảng Trị năm 2024 - Ảnh: Trúc An