Page 67 - Tạp chí Cửa Việt
P. 67

Chúng tôi mở rộng thêm rằng nghệ thuật không chỉ là phương
             tiện sáng tạo mà còn là một “phương tiện hữu hiệu” để thúc đẩy tính
             nhân văn, nhân bản và giáo dục con người về sự tử tế, hướng thiện.
             Qua quá trình sáng tạo và cảm thụ, nghệ sĩ phát triển khả năng đồng
             cảm, nhận thức sâu sắc hơn về cảm xúc, trải nghiệm và góc nhìn của
             người khác. Quá trình định hình tư duy của nghệ sĩ đồng thời lan tỏa
             những giá trị nhân văn, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
             Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nghệ thuật trở thành cầu nối, giúp các cá
             nhân không chỉ sáng tạo mà còn học hỏi, tiếp nhận và hòa nhập với
             những nền văn hóa khác biệt. Những loại hình nghệ thuật khu biệt về
             văn hóa địa phương mang trong mình những trách nhiệm cụ thể, gắn
             bó mật thiết với cộng đồng nơi nó sinh ra. Ví dụ như những nghệ sĩ
             sinh sống và làm việc trên mảnh đất Quảng Trị hoặc trưởng thành từ
             mảnh đất này nhưng lập nghiệp ở nơi khác... thì chính văn hóa của
             vùng đất đã tạo nên “cấu hình” sáng tạo và phẩm chất riêng của họ, và
             cùng hòa chung trong dòng chảy văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Loại
             hình nghệ thuật mang đậm chất địa phương không chỉ phản ánh đặc
             trưng địa lý và lịch sử mà còn là tiếng nói của những vấn đề xã hội,
             nhân khẩu học, và những giá trị đặc thù của cộng đồng đó. Bản chất
             của nghệ thuật cộng đồng là lòng trung thành với nơi chốn và những
             truyền thống, tập quán riêng biệt của nó. Chúng ta tìm thấy những
             kho tàng lưu giữ những giá trị văn hóa, phong tục và truyền thống của
             một cộng đồng. Những tác phẩm nghệ thuật chú trọng đến đề tài này
             có khả năng phản ánh đời sống, tín ngưỡng, và lịch sử, giúp bảo tồn
             các yếu tố đặc trưng không bị mất đi trong quá trình hiện đại hóa. Đây
             là nền tảng cho bản sắc văn hóa, là nguồn gốc để cộng đồng nhận diện
             chính mình và tự hào về những gì họ thuộc về. Thông qua việc bảo vệ
             và tôn vinh các thể chế, cảnh quan, cũng như các giá trị chung, nghệ
             thuật địa phương duy trì sự kết nối sâu sắc giữa con người và nơi họ
             thuộc về. Những sứ mệnh này không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của
             nghệ thuật mà còn là trách nhiệm đối với sự tồn tại và phát triển bền
             vững của cộng đồng. Chúng giúp giữ vững bản sắc văn hóa trong bối
             cảnh toàn cầu hóa, nơi mà các giá trị địa phương có nguy cơ bị mai
             một. Bằng cách giữ vững truyền thống và đồng thời đối thoại với thế
             giới, nghệ thuật địa phương trở thành lực đẩy cho sự phát triển văn
             hóa, vừa bảo tồn giá trị cốt lõi vừa mở rộng tầm nhìn toàn cầu. Bằng
             cách giữ vững truyền thống, nghệ thuật địa phương góp phần bảo vệ



                                                                               65
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72