Page 73 - Tạp chí Cửa Việt
P. 73
trời dần tối / Rừng sâu xa, núi cao cao mờ / Tiếng quân hò lời chưa dứt, dưới
bóng cờ / Thôi chia ly, vai vác súng, trông mây trăng gió buồn đứng / Chiều
vàng nhớ núi rừng.
Ca khúc Chiến sĩ vô danh của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm
1946 cũng thường được ba tôi ôm đàn nắn nót. Đây là ca khúc ít người
biết. Lời ca khúc: Mờ trong bóng chiều / Một đoàn quân thấp thoáng / Núi
cây rừng, lắng tiếng nghe hình dáng của người anh hùng / Lạnh lùng theo
trống dồn / Trên khu đồi hoang / In trong chiều buông / Xa biên khu trong
một chiều sương âm u / Âm thầm chen khói mù / Bao oan khiên về đây hú
với gió / Là hồn người Nam nhớ thù / Khi ra đi đã quyết chí nuôi căm hờn /
Muôn lời thiêng còn vang / Hồn quật cường còn mang đến phút chiến thắng /
Sầu hận đời lấp tan / Gươm anh linh đã bao lần vấy máu / Còn xác xây thành,
thời gian luống vô tình / Rừng trầm phai sắc / Thấp thoáng tàn canh / Hỡi
người chiến sĩ vô danh.
Một ca khúc ít người biết nữa là ca khúc Đường rừng của nhạc sĩ
Trần Hoàn. Lời ca khúc: Đường dài trập trùng, băng qua ngàn sương, ai đi
qua bên đường dừng chân ghé qua đêm rừng / Đường rừng còn dài, xa xa đồi
Bản nhạc ca khúc Sơn nữ ca của nhạc sĩ Trần Hoàn mơ, đây con sông uốn mình đợi chờ khách qua / Dừng dừng mái chèo, cô em
lại đây, cho tôi nhắn đôi lời hỏi về biên khu / Đây đi vô trong Nam, đây đi ra
ngoài Bắc, đường rừng xa lắc, còn đi mấy ngày / Non xanh cao bao la, chạy
quanh thêm gập ghềnh xa / Băng chông gai ta đi, lời thơ đang còn trên môi /
Sương rơi mênh mông, đêm mờ mờ tối, đàn chim tung cánh bay về / Hờ, hớ
/ Trèo đèo Ba Rền (Lời 2: Trèo đèo U Bò), băng qua Nhã Nam, khi đất nước
đang còn chịu bao xót xa, điêu tàn / Đường dù có dài, non kia dù cao, nhưng
không sao ngăn được bàn chân tiến quân / Đường về Ba Lòng, đi vô Thừa
Thiên, qua bên kia mé rừng, đường về quê hương / Ơi sông Ô yêu thương, ơi
sông Hương trìu mến, đường cùng ta tới chiến thắng.
Giáo sư Dương Viết Á từng kể lại thời ông theo cha lên học trung
học ở Tuyên Hóa (Quảng Bình). Bấy giờ thân phụ của GS. Dương Viết
Á là Dương Viết Nặc được Tỉnh ủy Quảng Bình cử lên làm Bí thư
huyện ủy Tuyên Hóa thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp (1947
- 1950). Ngôi trường trung học Phan Bội Châu ở huyện Tuyên Hóa
là trường trung học duy nhất ở tỉnh Quảng Bình, địa bàn Tuyên Hóa
cũng được xem như là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Bình nên cũng là trung tâm
71