Page 75 - Tạp chí Cửa Việt
P. 75

sáng tác. Nội dung như sau: Thắm thiết tình Việt - Trung - Xô / Đế quốc
             tràn đầy mối lo / Đó là tình người lao động / Mối tình tràn ngập núi sông /
             Gắng công xây đắp tình Việt - Trung - Xô… Hay như một ca khúc ca ngợi
             Trường Chinh, tôi tìm khắp mà không có thông tin, chỉ nhớ hai câu: Ta

             hoan hô người anh cả Trường Chinh / Quên gian lao tranh đấu vì cần lao.
             Đèo cao ta sá chi / Vực sâu ta cứ đi...

                  Kể thêm rằng, sau 1975, cả nước bước vào phong trào Hợp tác
             hóa, khắp nơi thành lập Hợp tác xã gồm các đội, tổ sản xuất theo kiểu
             tập thể. Văn hóa, văn nghệ thời ấy thường là tự biên, tự diễn, “hát cho
             nhau nghe” là chính. Và đêm vui nào, thế hệ cùng các bà, các o độ
             tuổi xê xích tuổi mẹ tôi thường có tiết mục nhảy sạp. Cách biểu diễn
             là từng đôi một ở hai phía đối mặt nhau, cầm hai đoạn tre dài cỡ thân
             người, nhịp xuống đất theo điệu nhạc, kết thúc một nét nhạc thì chập

             hai đoạn tre vào nhau tạo nên tiếng động vui tai. Cùng lúc là từng
             đôi một, thường là nam và nữ, cầm tay nhau nhảy qua các đoạn tre.
             Nhảy duyên dáng và khéo léo để khi hai đoạn tre chập vào nhau thì
             chân của người nhảy cũng vừa ở trên không. Âm nhạc đơn giản, chỉ
             một khúc thức lặp đi lặp lại, người chơi hát theo bằng miệng: Sòn sòn
             sòn đô sòn / Sòn sòn sòn đô rê / Rê rê rê mí đồ rê / Rê rê rê mí đồ la / Đố là
             đố là sòn la / Đố la đố la son rề / Son rề son rề sòn la / Son là son là đố đố...
             Cũng có khi vừa nhảy sạp vừa hát theo nhịp, bài hát tôi hay nghe, giờ
             tìm hiểu cũng không biết của ai, tên bài hát là gì. Chỉ nhớ lời ca đơn

             giản, có vài câu: Từng đàn bướm bướm xinh / Tung tăng bướm bay vờn /
             Tây Bắc tiếng cười vang / Suối tươi gieo màu nắng vàng / Một đoàn bộ đội
             dân quân / Nắm tay ta cùng liên hoan… Riêng bài nhạc Sòn sòn sòn đô sòn,
             sau này đọc tài liệu mới biết đó là một điệu nhạc dùng để múa sạp
             của người Thái miền Tây Bắc có cải biên. Và người nhận mình đã cải
             biên, ký âm điệu nhạc ấy là nhạc sĩ Mai Sao. Ông nhạc sĩ này đã kể lại:
             “Số là sau chiến thắng Hòa Bình Đông Xuân 1951 - 1952, anh em văn

             công lượm được điệu múa sạp của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Mai Sao
             là người lồng ghép nhạc cho điệu múa này. Nhưng khi xem múa, nhà
             thơ Hoàng Cầm khi đó là Trưởng đoàn văn công Việt Bắc nói với nhạc
             sĩ Từ Phác lúc đó là Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị: Nghe


                                                                               73
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80