Page 66 - Tạp chí Cửa Việt
P. 66

quá khứ và hiện tại, làm phong phú thêm ý nghĩa của các giá trị truyền
          thống trong bối cảnh mới. Một khía cạnh khác là khả năng khơi dậy
          niềm tự hào của cộng đồng thông qua tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tác
          phẩm không chỉ đơn thuần là một sản phẩm sáng tạo mà còn là biểu
          tượng của văn hóa, phản ánh bản sắc và lịch sử của cộng đồng. Tác
          phẩm nghệ thuật có thể mang theo những thông điệp sâu sắc, nhắc
          nhở cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa, qua đó tạo nên sự gắn kết
          và niềm tự hào tập thể. Cuối cùng, nghệ thuật còn đóng vai trò như
          một công cụ quảng bá văn hóa ra thế giới. Một tác phẩm nghệ thuật
          độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc có khả năng vượt qua biên giới
          địa lý, giới thiệu những giá trị văn hóa của một quốc gia đến với cộng
          đồng quốc tế. Qua đó, nghệ thuật không chỉ là công cụ bảo tồn mà còn
          là phương tiện giao lưu và hợp tác văn hóa, góp phần nâng cao vị thế
          của một dân tộc trong mắt bạn bè quốc tế. Với sự kết hợp giữa bảo
          tồn, đổi mới và quảng bá, nghệ thuật thực sự trở thành một sức mạnh
          mềm, không chỉ bảo vệ di sản mà còn làm giàu thêm giá trị văn hóa
          trong dòng chảy phát triển toàn cầu.
                Lấy ví dụ về tính liên kết văn hóa và tác phẩm nghệ thuật, chẳng
          hạn như dùng chất liệu quạt giấy Phương Ngạn, nón lá Bố Liêu… là
          những sản phẩm nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong bối cảnh
          đương đại ở Quảng Trị, chúng ta đã đặt nó trong không gian của một
          tác phẩm hội họa. Chúng ta thấy rằng trong lịch sử, nghệ thuật hội họa
          gắn liền với giới thượng lưu và văn hóa thưởng thức/sử dụng/sở hữu
          của tầng lớp đó, trong khi nghề thủ công mỹ nghệ gắn liền với tầng
          lớp bình dân và văn hóa dân gian. Do đó, nghệ thuật hội họa và thủ
          công mỹ nghệ truyền thống là hai phạm trù khác nhau và được đánh
          giá tính thẩm mỹ, sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên, tác phẩm hội họa và
          thủ công mỹ nghệ đều đóng vai trò quan trọng như nhau trong việc
          bảo tồn văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nói như nhà nhân
          chủng học Clifford Geertz: “Nghệ thuật như là một hệ thống văn hóa”,
          vì thế hội họa và thủ công mỹ nghệ đều bắt nguồn từ lịch sử và truyền
          thống của một dân tộc, một địa phương, có thể xem là một phần cốt
          lõi của văn hóa. Nghệ thuật cũng là một lối sống, là một phần cơ bản
          trong văn hóa của một dân tộc, nếu tách rời nghệ thuật ra khỏi một nền
          văn hóa thì xem như là nền văn hóa đó khuyết tật, khập khiễng.



           64
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71