Page 60 - Tạp chí Giao thông Vận Tải - Số Tết Dương Lịch
P. 60

Số 12/2024 (748) KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
                                                                                    6
                                                                                    4
                                                                                Tập
                                                                                Tập 64
                                     Bảng 2.1. Quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị tại TP. HCM
                                                     Chiều   Đoạn trên    Đoạn đi             Ga       Ga
        STT                Tên dự án                                                Số ga
                                                   dài (km)   cao (km)   ngầm km)           trên cao  ngầm
             Tuyến  metro  số  1
          1                                           19,7      17,1        2,6       14      11        3
             (Bến  Thành  - Suối Tiên)
             Tuyến metro số 2 giai đoạn 1
          2                                           11,0      1,9         9,1       10       1        9
             (Bến Thành - Tham Lương)
             Tuyến metro số 2 giai đoạn 2
          3  (Đoạn Bến Thành - Thủ Thiêm              9,1       4,9         4,2       9        3        6
             và đoạn Tham Lương - Tây Ninh)
             Tuyến metro số 3a giai đoạn 1
          4                                           9,89      2,42       7,47       10       2        8
             (Bến Thành - Bến xe Miền Tây)
             Tuyến metro số 3a giai đoạn  2
          5                                           9,69      9,69         -        7        7        -
             (Bến xe Miền Tây - Ga Tân Kiên)
             Tuyến metro số 3b
          6                                           12,1      3,1          9        10       2        8
             (ngã 6 Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước)
             Tuyến metro số 4
          7                                          35,75     19,57       16,18      32      18       14
             (Thạnh  Xuân  -  Khu đô thị Hiệp Phước)
             Tuyến metro số 4b
          8                                           3,5        -          3,5       3        -        3
             (Công  viên  Gia  Định - Lăng Cha Cả)
             Tuyến metro số 5 giai đoạn 1
          9                                           8,9       1,4         7,5       9        1        8
             (Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn)
             Tuyến metro số 5 giai đoạn 2
         10                                           14,5      5,6         8,9       13       5        8
             (Bến xe Cần Giuộc mới - Ngã tư  Bảy Hiền)
             Tuyến metro số 6
         11                                           6,8        -          6,8       7        -        7
             (Bà Quẹo - Vòng xoay Phú Lâm)
                                                                                                     Nguồn: [3]
           Hiện các nhà ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã được xây dựng hoàn thiện, dự kiến đưa vào khai thác, vận hành
       cùng với tuyến metro vào tháng 12/2024. Những nhà ga ngầm còn lại sẽ được TP. HCM tiếp tục nghiên cứu, đầu tư xây dựng
       theo tiến độ thi công các tuyến metro.
           Quyết định số 56/2021/QĐ-UBND về quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn, định hướng khuyến khích kết nối các không
       gian công cộng, không gian ngầm đô thị, tạo ra mạng lưới đi bộ liên hoàn trong thành phố; địa bàn Quận 1, Quận 3 và một
       phần Quận 4, quận Bình Thạnh có quy mô 930 ha. Nhu cầu xây dựng ngầm đang ngày càng tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng
       giá trị sử dụng đất và sự khan hiếm diện tích mặt đất để bố trí xây dựng công trình.
           Một số không gian ngầm đã được nhận diện nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiện ích công cộng.
       Khu vực bên dưới đường Lê Lợi, giữa ga Bến Thành và ga Nhà hát Thành phố sẽ được sử dụng để xây dựng các hạ tầng ngầm
       phục vụ giao thông đô thị. Đây là khu vực quan trọng vì kết nối hai nhà ga chính của hệ thống metro, giúp tăng cường khả
       năng di chuyển của người dân trong khu vực trung tâm.
           Việc xác định các khu chức năng sử dụng không gian ngầm là cần thiết để phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng
       khu vực trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chúng tôi đã tiến hành phân tích để xác định rõ ràng các khu vực đặc thù như khu
       dân cư, khu thương mại, khu công nghiệp và các khu vực công cộng khác. Bằng cách này, có thể tối ưu hóa việc sử dụng
       không gian ngầm và đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của từng khu vực.
           2.2. Thực trạng về xây dựng công trình ngầm giao thông đô thị tại TP. HCM
           Hệ thống đường sắt đô thị đóng vai trò chiến lược trong việc hạn chế phương tiện cá nhân và giảm ùn tắc giao
       thông. Theo thứ tự ưu tiên đầu tư, các tuyến số 1, 2 và số 5 (giai đoạn 1) phải được đưa vào khai thác vào năm 2020. Tuy
       nhiên, với tình hình thực tế triển khai thì cả ba tuyến đều không hoàn thành như kế hoạch với nhiều khó khăn trong quá
       trình thực hiện.
           Để thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện, Quốc hội có Nghị quyết cho TP. HCM về việc được phép quyết định chủ trương
       đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia về đường sắt đô thị (Nghị quyết 54/2017/QH14, HĐND Thành phố quyết định
       chủ trương đầu tư các dự án này). Để tăng cường hiệu quả khi các tuyến số 1, 2, số 5 (giai đoạn 1) đưa vào khai thác, TP. HCM
       cần có kế hoạch đầu tư các tuyến tiếp theo trong giai đoạn trung hạn 2021 - 2025. Sự chậm trễ trong việc triển khai hệ thống
       đường sắt đô thị gây ra không chỉ làm gián đoạn kế hoạch phát triển giao thông công cộng của TP. HCM mà còn làm giảm đi
       hiệu quả của các dự án này trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

                                                                                                         59
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65