Page 72 - Văn hoá Huế
P. 72
tại Phú Xuân thời các chúa Nguyễn được tìm thấy
là kinh Kim Cương, khắc bản Chính Hòa thứ 19
(Mậu Dần - 1698), tức dưới thời chúa Nguyễn Phúc
Chu (1675 - 1725). Ván khắc này chỉ còn lại một
ván duy nhất, với hai mặt khắc: Một mặt khắc 4
trang cuối của cuốn kinh kèm theo những thông tin
về niên đại khắc bản; mặt còn lại khắc tranh đồ họa
pháp hội giảng kinh Kim Cang do Thiền sư Thạch
Liêm Đại Sán vẽ .
4
Bản đúc nổi trên đỉnh đồng Hoàng cung Huế Bên cạnh các tài liệu, tư liệu kể trên, thành phố
Huế đang bảo lưu hàng triệu các di vật, cổ vật,
hoành phi, câu đối được cộng đồng gìn giữ là những án thơ văn được chạm, khảm
trên kiến trúc, vật trang trí (gỗ, pháp lam, vôi vữa, đá, gốm, sánh sứ, đồng, bạc, vàng,
ngọc)... tạo nên sự độc đáo riêng có với nhiều đề tài, nội dung ca ngợi công trạng mở
mang bờ cõi, tạo lập giang sơn của vua chúa nhà Nguyễn, công thần; ca ngợi cảnh thái
bình thịnh trị, cảnh đẹp của đất nước; ước mơ đời sống no ấm, hạnh phúc của nhân dân,
đất nước hòa bình, khẳng định nền văn hóa dân tộc.
2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản tư liệu ở Huế
Di sản tư liệu ở Huế hiện đang lưu giữ ở nhiều địa điểm, cơ quan, đơn vị, địa
phương… trên địa bàn toàn tỉnh nên việc bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản
này khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy, cơ quan quản lý cần có giải pháp đồng bộ đảm
bảo vừa bảo tồn vừa phát huy một cách hiệu quả, trong đó:
Tổ chức kiểm kê và bảo tồn di sản tư liệu: Có thể nói, việc nhận diện di sản tư liệu
và tổ chức kiểm kê thường xuyên di sản tư liệu nhằm hệ thống hóa, phân loại, đánh
giá… giúp cho cơ quan quản lý nắm bắt toàn bộ di sản và xây dựng giải pháp bảo tồn
một cách khoa học, hiệu quả. Công tác kiểm kê di sản nói chung, trong đó có di sản tư
liệu đã từng bước được thực hiện, với nhiều hình thức khác nhau và đã đạt được những
thành tựu nhất định, trong đó đã xây dựng hồ sơ khoa học với các cấp độ quốc gia, khu
vực Châu Á Thái Bình Dương, Ủy ban di sản văn hóa Thế giới (UNESCO).
Từ kết quả kiểm kê nhận diện di sản tư liệu, thành phố Huế đã ban hành kế hoạch
sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tài liệu Hán - Nôm trên địa bàn
giai đoạn 2020 - 2024”. Kết quả của 4 năm qua đã đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả
qua hình thức tuyển chọn, biên soạn, giới thiệu những tài liệu giá trị đến bạn đọc: in
ấn, phát hành, phục chế bộ Canh tý Thi tập do nhà nghiên cứu Phan Thuận An cung
cấp; Một số sắc phong tiêu biểu sưu tầm tại Huế; in phục chế trên Giấy dó tập Vĩ Dạ
Hợp Tập, tuyển chọn phát hành nhiều đầu sách có giá trị .
5
Đã tiến hành in, phục chế sắc phong ở các làng tại Huế 60 bản và 273 bản bằng cấp
phục vụ công tác trưng bày, triển lãm, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc. Đồng thời,
đã xử lý nghiệp vụ, biên mục được 5.211 đầu tài liệu này vào phần mềm Emiclib sẵn
sàng phục vụ bạn đọc. Tổng hợp số liệu công tác sưu tầm, số hóa tài liệu Hán - Nôm
trên địa bàn tỉnh từ 2009 đến nay, Thư viện đã thực hiện được 417.955 trang tư liệu
4. Thích Không Nhiên (2015), “Bước đầu khảo sát di sản mộc bản Phật giáo Huế”, Liễu Quán,
Số 6, Huế, tr.32.
5. Báo cáo số 103 /BC-TVTH ngày 21 tháng 8 năm 2023.
70 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ