Page 71 - Văn hoá Huế
P. 71

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN

                                 DI SẢN TƯ LIỆU Ở HUẾ



                                                                 n Bài và ảnh: HOÀNG ANH


                   i sản tư liệu là một bộ phận quan trọng
              Dcủa di sản văn hóa dân tộc được gìn giữ
            và trao truyền qua nhiều thế hệ. Di sản tư liệu
            ở Huế phong phú và đa dạng, được gìn giữ ở
            nhiều cấp độ khác nhau và trở thành nguồn tài
            liệu quan trọng minh chứng cho quá trình phát
            triển của vùng đất. Việc giữ gìn và phát huy giá
            trị di sản tư liệu cần được quan tâm đúng mức
            nhằm khẳng định vùng đất văn hóa, lịch sử và
            phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống văn
            hóa tinh thần cho nhân dân.
               1. Thực trạng di sản tư liệu ở Huế
               Trong những năm gần đây, đặc biệt là khi các
            di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh
            danh là di sản tư liệu Thế giới và di sản tư liệu
            khu vực Châu Á Thái Bình Dương , nhiều tỉnh
                                              1
            thành phố ngày càng quan tâm đến việc gìn giữ        Cửu đỉnh trong Hoàng cung Huế
            hệ thống di sản tư liệu trong đó có Huế. Tuy nhiên, việc nhận diện di sản tư liệu cần
            được quan tâm đúng mức khi khái niệm này tương đối mới  và chưa được Luật hóa ở
                                                                     1
            Việt Nam.
               Ở Huế, các di sản tư liệu hiện nay nhìn ở các bình diện khác nhau: di sản tư liệu
            Thế giới (Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn), di sản tư liệu khu vực Châu
            Á Thái Bình Dương (Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế, Những bản đúc nổi trên
            9 đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế), và một dạng thức tư liệu quốc gia chứa đựng thông
            tin có giá trị cấp quốc gia (Bảo vật quốc gia - Bia Khiêm Cung Ký lăng vua Tự Đức)
                                                                                              2
            và hệ thống các tư liệu đã được tỉnh quan tâm bảo tồn (giai đoạn 2009-2019 đã sưu
            tầm, số hóa Sắc phong, Chế phong, Chiếu, Chỉ, Bằng cấp, đơn từ, Hương ước, địa bạ,
            gia phả, Văn tế chữ Hán, Nôm… với 301.000 trang; giai đoạn 2020-2023 đã sưu tầm,
            số hóa 104.640 trang . Bên cạnh đó Phật giáo Huế hiện còn bảo quản 2.933 ván khắc
                                3
            kinh Phật các loại. Trong đó, chùa Từ Đàm hiện là nơi có số lượng lưu trữ lớn nhất:
            1.319 bản khắc mộc bản. Tính đến thời điểm hiện tại, ván khắc có niên đại sớm nhất

            1.  Mộc bản triều Nguyễn (2009), Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long (2010 và 2011), Châu bản triều
            Nguyễn (2014 và 2017), Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang (2012), Thơ văn trên kiến trúc
            Cung đình Huế (2016), Mộc bản trường học Phúc Giang - Hà Tĩnh (2016), Hoàng Hoa sứ trình đồ
            - Hà Tĩnh (2018), Bia Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng (2022), Văn bản Hán Nôm
            làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (2022), Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (2024).
            2.  Quyết định số 2381/QĐ-TTg  ngày 25/12/2015 Chương trình ký ức Thế giới 1992: những tư liệu,
            tài liệu có giá trị đặc biệt và có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới.
            3.  Báo cáo số 103 /BC-TVTH  ngày 21 tháng 8 năm 2023.

                                                                SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ   69
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76