Page 25 - Văn hoá Huế
P. 25
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đơn vị chủ quản là Sở Văn hóa và Thể thao mà
trực tiếp là Bảo tàng Hồ Chí Minh trong việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông;
xây dựng đội ngũ cộng tác viên làm công tác quảng bá.
- Đa dạng hóa các hình thức phối hợp giữa các bảo tàng, di tích trong hệ thống bảo
tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên toàn quốc để xây dựng mạng lưới
quảng bá hình ảnh chung cho di sản trong từng khu vực và trên cả nước.
7. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn,
bảo tàng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu
cầu công việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng.
Tổ chức cập nhật, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về di sản văn hóa phi vật thể, di
sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo
tồn, bảo tàng và cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở, những người gắn bó trực tiếp đến
những chủ nhân của di sản. Ngoài ra, yêu cầu có tính cấp bách là phải chọn lọc được
đội ngũ làm công tác kiểm kê, quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở cơ sở giỏi chuyên
môn, am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào. Bởi điều quan trọng đối
với việc phát huy những di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm cho
di sản ấy “sống” trong Nhân dân, như chính bản chất của nó, góp phần gìn giữ bản sắc
văn hóa dân tộc, đưa di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tài
nguyên phong phú, là sản phẩm du lịch lợi thế của Huế.
8. Giải pháp về chính sách tài chính cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giữ gìn và phát huy giá trị di sản, nên có chính sách ưu tiên dành nguồn lực từ ngân
sách nhà nước để bố trí kinh phí phù hợp cho công tác kiểm kê, sưu tầm, số hóa, tư liệu
hóa, xây dựng hồ sơ và các hoạt động hỗ trợ phát triển di sản… Bên cạnh đó đẩy mạnh
xã hội hóa nhằm tăng cường nguồn lực để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể nói, cùng với di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở Huế hội tụ các giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc, mang dấu ấn lưu niệm
về cuộc đời, sự nghiệp của một bậc vĩ nhân, đồng thời khắc ghi tấm lòng và tình cảm
của nhân dân thành phố Huế đối với Người.
Hiện nay, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn,
phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế theo Nghị quyết 54-NQ/TW ngày
10/12/2019 của Bộ Chính trị, đồng thời hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Huế được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định
số 2280/QĐ-TTg, ngày 31/12/2020, với 4 di tích quan trọng: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ
Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan, Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương
Nỗ, Đình làng Dương Nỗ, Trường Quốc Học, thì việc bảo tồn và phát huy các di sản văn
hóa phi vật thể về Người lại càng trở nên cấp thiết, góp phần làm sâu sắc thêm các giá
trị tinh thần về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng, làm hoàn thiện khối di sản đặc
biệt này ở thành phố Huế, đóng góp tích cực cho việc xây dựng nền tảng tư tưởng và tinh
thần cho các tầng lớp nhân dân hôm nay và mai sau n
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 23