Page 20 - Văn hoá Huế
P. 20

gần 1.000 di tích lịch sử, văn hóa và hơn 500 lễ hội các loại; hệ thống nhà rường, nhà
             vườn, phố cổ đang dần được bảo tồn, phát huy. Thành phố Huế sở hữu nhiều danh hiệu,
             thương hiệu giá trị: Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố xanh quốc
             gia; thành phố bền vững về môi trường ASEAN, thành phố du lịch sạch ASEAN, Kinh
             đô Ẩm thực, Kinh đô Áo dài Việt Nam. Đây là những thế mạnh rất đặc thù và vượt trội
             của thành phố Huế so với các thành phố khác ở miền Trung và trên cả nước.
                Bước vào thời kỳ mới, văn hóa Huế, con người Huế đang trở thành nguồn lực quan
             trọng để đưa Huế phát triển theo hướng đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan,
             thân thiện với môi trường và thông minh”. Thành phố Huế đã và đang trở thành một
             điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mến khách... Vị thế văn hóa Huế trong tiến trình
             hội nhập quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng cao.
                Căn cứ theo Nghị quyết số Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường
             vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành ngày 30/11/2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính
             cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Trở thành thành
             phố trực thuộc trung ương, thành phố Huế có diện tích gần 5.000km² và hơn 1,2 triệu
             dân với 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện, 133 đơn vị
             hành chính cấp xã. Cố đô Huế được đánh giá là nơi bảo tồn tốt nhất các giá trị di sản
             truyền thống của Việt Nam, cả về di sản vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi trường, lối
             sống, phong tục tập quán...
                Theo Quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đô thị Huế đến năm
             2045, tầm nhìn đến năm 2065, mô hình, cấu trúc không gian đô thị của Huế sẽ phát
             triển theo mô hình “Chuỗi đô thị theo hành lang kinh tế, hành lang giao thông kết hợp
             với các trung tâm động lực”. Các đô thị được phát triển đồng bộ, có vai trò hỗ trợ phát
             triển kinh tế xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể,
             phi vật thể đã được UNESCO công nhận.
                Theo ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành
             ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Huế khẳng định: “Trở
             thành thành phố trực thuộc Trung ương có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ riêng đối
             với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh mà cả khu vực. Qua đó, thể hiện chiến lược
             phát triển Việt Nam, tạo ra bước chuyển mới về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Huế
             cùng với Đà Nẵng là hai thành phố động lực của khu vực miền Trung, tạo ra sức lan
             tỏa mới, tạo động lực cho phát triển vùng. Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung
             ương cũng tạo điều kiện cho Huế giữ gìn, bảo tồn tốt hơn di sản văn hoá, di sản cố đô
             và góp phần phát triển bản sắc văn hóa của Việt Nam”.
                Có thể khẳng định rằng, chặng đường gần 50 năm qua là cả một quá trình đổi thay
             sâu sắc, khẳng định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, chính quyền và
             sức mạnh to lớn của nhân dân thành phố Huế, góp phần tạo thế và lực mới cho thành
             phố Huế trên con đường phát triển và hội nhập. Với khí thế mới, niềm tin mới, thành
             phố Huế trực thuộc trung ương quyết tâm xây dựng quê hương hạnh phúc hơn, đáng
             sống hơn, người dân có cuộc sống sung túc hơn, xã hội yên bình hơn và chính quyền
             thân thiện hơn; những đặc trưng riêng biệt của lịch sử, văn hoá, con người Huế ngày
             càng được khẳng định, hấp dẫn, lan tỏa mạnh mẽ hơn, xứng đáng với vị trí đặc biệt

             trong dòng chảy lịch sử dân tộc n

             18  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25