Page 23 - Văn hoá Huế
P. 23
cùng với việc tuyên truyền giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, uống nước nhớ
nguồn, tự hào và tự tôn dân tộc... cho mọi tầng lớp Nhân dân, mọi đối tượng khách
tham quan thông qua các nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh và các di tích lưu
niệm về Người trên địa bàn thành phố Huế. Bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày, giới thiệu
trên 1.000 tư liệu, hiện vật, hàng trăm câu chuyện đã được sưu tầm, ghi chép để giới
thiệu cho công chúng tham quan; đồng thời, trong các chương trình trải nghiệm, tìm
hiểu khám phá cho học sinh, sinh viên, các truyện kể được đưa vào chương trình và
hướng dẫn cho các em kể chuyện.
Gắn việc phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh với hệ
thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Huế. Bảo tàng Hồ Chí Minh
trong nhiều năm qua đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất ngày hội, sinh
hoạt văn hóa, trải nghiệm để di sản trở nên sống động trong đời sống, gắn bó với hoạt
động của cộng đồng qua đó nhiệm vụ giáo dục truyền thống được thực hiện một cách
hiệu quả.
Xuất bản những ấn phẩm thơ ca, những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh để
làm tài liệu tuyên truyền cho học sinh, sinh viên, giáo viên các trường học trên địa bàn
tỉnh. Và đây cũng là tài liệu để các trường tổ chức các buổi sinh hoạt truyền thống, sinh
hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần. Tổ chức các cuộc thi sáng tác lời mới theo các làn
điệu dân ca ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nghệ sĩ, nghệ nhân ca Huế hay
các nghệ nhân dân gian Huế.
Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể về Nghi lễ truyền thống mang họ Hồ của
đồng bào miền Tây thành phố Huế đó là cách trân trọng, kính yêu của đồng bào với Bác
Hồ, để con cháu các thế hệ mãi mãi sau này những người mang họ Hồ của Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn luôn tự hào về họ của mình. Nghi lễ mang họ Hồ của đồng bào là một
sự kiện thực tiễn sinh động khác biệt của đồng bào các dân tộc mang giá trị giáo dục to
lớn, sau này thế hệ trẻ có thể hiểu rõ hơn về công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghi lễ mang họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự hưởng ứng cao của cộng đồng,
đồng bào nơi đây luôn cảm thấy tự hào và từ ý thức đó có trách nhiệm gìn giữ, phát huy
những giá trị di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.
Phát huy di sản văn hóa phi vật thể thực hành tín ngưỡng thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở Huế, thông qua giá trị di sản này những thành viên trong gia đình mà đặc biệt là
lớp trẻ thể hiện lòng tri ân đối với lãnh tụ, những người đã có công với dân, với nước.
Giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, giáo dục nhân cách cho thế
hệ trẻ, nâng cao ý thức về vai trò, trách nhiệm của các thế hệ trong việc tiếp nối truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình
và xã hội.
4. Phát huy giá trị di sản phi vật thể Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế phục vụ phát
triển du lịch
Tiếp tục tập trung nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch từ những giá trị di
sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế. Những năm qua việc nghiên
cứu phục dựng Nghi lễ mang họ Hồ của đồng bào miền Tây Huế đã được Ủy ban
nhân dân huyện A Lưới tích cực đầu tư triển khai để trở thành một nghi lễ truyền
thống, một sản phẩm du lịch độc đáo riêng có để trình diễn phục phụ khách du lịch tại
huyện A Lưới. Sản phẩm văn hóa tâm linh này cũng đã được huyện đem đi trình diễn
hằng năm tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội và
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 21