Page 28 - Văn hoá Huế
P. 28
trong quá trình hình thành tư tưởng yêu
nước của Người, từ nhận thức yêu nước
đến hành động yêu nước. Sự kiện này
được xem là mốc quan trọng trong cuộc
đời của Người, mở đầu cho hồ sơ chính trị
cách mạng lỗi lạc Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh. Đồng thời, chúng ta cũng thấy
được phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
diễn ra rất sôi động, với nhiều hình thức
đấu tranh khác nhau, nhưng tiếc thay các
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các Cơ quan phong trào đó đều nhanh chóng thất bại,
và Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh tham quan di tích đều bị dìm trong “biển máu”.
trường THPT chuyên Quốc Học Huế
Mặc dù, các phong trào yêu nước mà
Nguyễn Tất Thành tham gia, đặc biệt là phong trào chống thuế của Nhân dân Thừa
Thiên Huế, đều thất bại và bị đàn áp khủng bố khốc liệt, nhưng thông qua các hoạt
động thực tiễn ấy đã cho Người thấy rõ hơn tội ác của thực dân Pháp; sự bất lực của
triều đình phong kiến nhà Nguyễn và
sức mạnh của Nhân dân một khi họ
đã vùng dậy; sự bế tắc trong phong
trào yêu nước và con đường giải
phóng dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ.
Đó là những điều mà Nguyễn Tất
Thành luôn suy tư, trăn trở và tạo
thành động lực thôi thúc Người sớm Đoàn cán bộ Cơ quan Ủy ban kiểm tra Đảng ủy
có quyết định ra nước ngoài tìm chân Công an trung ương tham quan Nhà lưu niệm Bác Hồ
lý về giải phóng dân tộc. và truyền thống trường THPT chuyên Quốc Học Huế
Tất cả những luồng tư tưởng tiến bộ, những phòng trào yêu nước đầu thế kỷ XX
đã tác động một cách tích cực vào tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Tất Thành. Người
suy nghĩ về những luồng tư tưởng mới; đồng thời, tìm hiểu các phong trào yêu
nước chống Pháp của các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu.
Người khâm phục và kính trọng các bậc tiền bồi, “nhưng không hoàn toàn tán
thành cách làm của một người nào”. Người cho rằng: cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu
cầu người Pháp thực hiện cải lương “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”;
cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp “chẳng khác gì đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau”; cụ Hoàng Hoa Thám “thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống
Pháp” nhưng “còn nặng cốt cách phong kiến”.
Đó là những kết luận chính trị đầu tiên khi đánh giá về những phong trào đã và
đang diễn ra ở Việt Nam. Nguyễn Tất Thành rất kính trọng các cụ, nhưng không
đi theo con đường các cụ đã chọn. Người nung nấu ý chí tìm con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc, muốn thế trước hết phải tìm hiểu rõ kẻ thù của mình. Học tập
tại các trường Pháp - Việt và trường Quốc Học là điều kiện để Nguyễn Tất Thành
tiếp xúc một cách có hệ thống với văn minh Pháp và nhìn rõ bản chất của chủ nghĩa
thực dân đối với các dân tộc thuộc địa n
26 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ