Page 30 - Văn hoá Huế
P. 30

lãnh đạo, nhất là chưa
                                                                            có  một  tổ  chức  lãnh
                                                                            đạo  đáp  ứng  yêu
                                                                            cầu  của  sự  nghiệp
                                                                            đấu tranh giải phóng
                                                                            dân  tộc.  Sự  thất  bại
                                                                            của  các  phong  trào
                                                                            yêu  nước  thể  hiện
                                                                            sự  khủng  hoảng,  bế
                                                                            tắc  của  các  phương
                                                                            cách cứu nước truyền
                                                                            thống Việt Nam trước
                                                                            chuyển biến của thời
                                                                            cuộc.  Song  đó  lại  là
              Toàn cảnh Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tour tháng 12/1920.   động lực thôi thúc ý
                          (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế)
                                                                            chí vươn lên sáng tạo
             của con người Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp bách phải có một ánh sáng mới
             soi đường, dẫn dắt.
                Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) với lòng
             yêu nước, thương dân sâu sắc, với tầm nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo
             đã sớm nhận thấy những bất cập và bế tắc trong con đường cứu nước của thế hệ cha anh
             đang tiến hành và yêu cầu bức thiết đối với dân tộc là phải tìm kiếm con đường cách
             mạng mới. Người quyết định đi tìm con đường cứu nước khác con đường cứu nước của
             các bậc tiền bối trước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… Đó là thể hiện một bản
             lĩnh, một khả năng tư duy độc lập sáng tạo mà lịch sử đang đòi hỏi. Đây là bước ngoặt
             thứ nhất trong quá trình xác định con đường cách mạng Việt Nam.
                Trải qua gần 10 năm nghiên cứu, khảo nghiệm, học tập, tìm tòi, hoạt động không
             ngừng ở nhiều quốc gia, ở hầu khắp các châu lục, đến tháng 7/1920, lần đầu tiên
             Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
             đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân Đạo (L’Humanite), số ra ngày 16 và
             17/7/1920. Người đã tìm thấy trong đó lời giải đáp về vấn đề dân tộc và thuộc địa, sự
             cần thiết phải có Đảng cộng sản, nhiệm vụ chiến lược và sách lược của đảng trong cuộc
             đấu tranh giải phóng. Tiếp cận tư tưởng của Lênin về nhận thức lý luận đã làm chuyển
             biến thực tiễn hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, tại Đại hội lần thứ XVIII của
             Đảng Xã hội Pháp họp ở Tour cuối tháng 12/1920, Người đã bỏ phiếu tán thành tham
             gia Quốc tế III - Quốc tế Cộng sản và tán thành tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Từ giờ
             phút ấy, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản - người cộng sản Việt Nam đầu
             tiên đã tham gia sáng lập một đảng mácxít ngay chính tại sào huyệt của kẻ đang thống
             trị, áp bức dân tộc mình. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở thành người Việt Nam đầu tiên,
             nghiên cứu, tổng kết, tìm ra bản chất của các học thuyết, các cuộc cách mạng trên thế
             giới, chắt lọc, vận dụng và phát triển cho phù hợp với dân tộc mình. Từ chủ nghĩa yêu
             nước đến chủ nghĩa cộng sản, con đường Nguyễn Ái Quốc đã đi chính là con đường


             28  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35