Page 22 - Văn hoá Huế
P. 22
văn hóa tinh thần vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại, tạo thành một hệ thống Di
sản toàn diện của Người cho mảnh đất Huế. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi
vật thể của Người, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đề xuất để triển khai bằng các giải pháp
hữu hiệu, cụ thể:
1. Nâng cao nhận thức và vai trò của cộng đồng dân cư và chính quyền địa
phương trong việc bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong các loại hình di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, ngoài loại hình
ngữ văn dân gian như: Thơ ca dân gian ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Truyện kể về Chủ
tịch Hồ Chí Minh một phần đã được tư liệu hóa lưu giữ, bảo quản tại kho cơ sở của Bảo
tàng Hồ Chí Minh, trở thành tài liệu nghiên cứu, tuyên truyền và phục vụ cho công tác phát
huy giá trị. Hầu hết các loại hình di sản đều đang tồn tại trong Nhân dân, cần có những biện
pháp tiếp tục xác định đó là di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt khác, di sản
văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh có đặc thù thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa
một vị lãnh tụ với Nhân dân, ở một mức độ nào đó, khi thời gian lùi xa, các nhân chứng đã
được gặp mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay các thế hệ sống, lao động và chiến đấu trong các
giai đoạn kháng chiến dần qua đời thì sự phổ biến, phổ cập sẽ bị hạn chế nếu không có định
hướng phát triển một cách đúng mực.
Nâng cao nhận thức cho người dân trong từng gia đình, cộng đồng dân cư đang lưu
giữ di sản, nơi di sản đang tồn tại, hiện hữu và đặc biệt là chính quyền địa phương nơi
có di sản để bảo tồn di sản được thuận lợi và có hiệu quả hơn. Trong đó, cần nâng cao
nhận thức, cách hiểu đúng và đầy đủ về di sản văn hóa phi vật thể, về cộng đồng chủ
thể của di sản, từ đó có cách ứng xử phù hợp với di sản; xác định và đề cao vai trò của
cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây cũng chính là việc nâng cao lòng tự hào của người dân,
cộng đồng đang từng ngày lưu giữ những giá trị tinh thần về Bác Hồ, thể hiện sâu sắc
tình cảm của người dân đối với Bác Hồ kính yêu.
2. Giáo dục và tuyên truyền sâu rộng công tác bảo tồn các loại hình di sản về
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế
Di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh là những giá trị di sản tinh thần độc đáo
về tình cảm của Nhân dân đối với Bác Hồ. Tuy nhiên do sự phát triển của đời sống xã
hội với những giá trị tinh thần mới, những giá trị di sản phi vật thể này rất dễ bị mai
một nếu không có sự tuyên truyền, giáo dục nhận thức, giáo dục pháp luật cho người
dân là chủ nhân của di sản.
Trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về pháp luật di sản; đặc biệt đối với di
sản là tín ngưỡng thờ cúng Bác Hồ cần phải tuyên truyền về những nhận thức đúng đắn
giữa tín ngưỡng, niềm tin và những hành vi mê tín dị đoan. Vận động quần chúng nhân
dân nâng cao cảnh giác, không tin theo, tham gia các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng thờ
cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh để vi phạm pháp luật. Hoặc đối với nghi lễ và truyền thống
mang họ Hồ của đồng bào miền Tây thành phố Huế, trong việc thực hành nghi lễ không
tiến hành những hủ tục lạc hậu, đi ngược với lại với những giá trị tốt đẹp vốn có của di
sản. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân yêu quý hơn, tự hào hơn và ra sức bảo
tồn. Đây cũng là hình thức thu hút người dân tham gia lưu giữ di sản văn hóa.
3. Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ
công tác giáo dục truyền thống
Từ lâu, giá trị di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được phát huy
20 SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ