Page 17 - Văn hoá Huế
P. 17
làm chủ hoàn toàn Phú Thứ, thu bắt tàn binh của Việt Nam Cộng hòa, Sư đoàn 324 phái
một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 1 phát triển theo dõi đất hẹp ven biển đánh Kế Sung,
Cự Lại, nơi bọn thủy quân lục chiến thuộc Lữ 147 đang chạy dồn về chờ tàu vào ủi bãi
bốc quân, còn đại bộ phận đánh lên Phú Vang chiếm cảng Tân Mỹ và phía đông thành
phố Huế .
3
Trung đoàn 3 cùng đại đội xe tăng của Lữ 203, sau khi diệt xong bọn binh lính Việt
Nam Cộng hòa ở Núi Bông, Núi Nghệ cùng Trung đoàn 101 vừa đánh chiếm Lương
Điền, cả hai Trung đoàn hình thành một mũi đánh thẳng lên Huế theo đường 1 . Như
4
vậy, từ phía nam Hương Điền, Quân đoàn 2 hình thành hai hướng tiến công hai gọng
kìm kẹp chặt lấy Huế và cửa Thuận An.
Trong lúc Tiểu đoàn 3 đánh xuống cửa Thuận An, thì Tiểu đoàn 14 vượt sông Ô lâu,
đánh vào Phong Điền, Phong Bình, đuổi binh lính Việt Nam Cộng hòa xuống tận Sịa và
chốt ở ngã ba Sình, đêm 25 tháng 3 phát triển khu vào Mang Cá nhỏ (thành nội Huế).
Ở hướng thứ yếu ngay từ ngày 21 tháng 3, Tiểu đoàn 812 đã vượt sông Mỹ Chánh diệt
nhóm binh lính Việt Nam Cộng hòa cụm lại ở xóm Bồ, Phò Trạch, cùng phối hợp với bộ đội
địa phương giải phóng quận lỵ. Ngày 24 tháng 3, Tiểu đoàn đánh chiếm Lương Mai. Sáng
25 tháng 3, đánh chiếm Bao Vinh, sau tiến vào Mang Cá nhỏ (thành nội Huế).
Ngay từ đêm 23/3/1975, chính quyền Cách mạng đã kịp thời phân tán phát hơn một
vạn tờ thông báo của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thành phố Huế, kêu gọi binh
sĩ phía binh lính Việt Nam Cộng hòa bỏ hàng ngũ, mang vũ khí về với cách mạng, vận
động nhân dân thành phố ở lại không chạy theo chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ở
tuyến phía Bắc, quân giải phóng hình thành 3 cánh quân truy kích binh lính Việt Nam
Cộng hòa đến Huế và cửa biển Thuận An .
5
Sáng ngày 23/3/1975, ở cánh Đông, được xe tăng của Quân khu yểm trợ, Tiểu đoàn
3 Quảng Trị tiến công chiếm quận lỵ Hương Điền, tiêu diệt vị trí Thanh Hương, buộc
quân lính Việt Nam Cộng hòa phải rút chạy. Ở cánh khác, quân giải phóng tiếp tục vượt
qua sông Mỹ Chánh đánh vào Phò Trạch, Lương Mai, tiêu diệt binh lính Việt Nam
Cộng hòa ở Đại Lộc và các thôn Thế Chí Đông, Thế Chí Tây rồi phát triển lực lượng
truy kích chúng đến cửa Thuận An. Ở đây, ngày 24/3/1975, lực lượng hải quân của giải
phóng quân (K5) đã rải thủy lôi phong tỏa cửa Thuận An, bịt đường tháo chạy ra biển
của quân lính Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 24/3/1975, ở cánh giữa, Tiểu đoàn 14, 812 Quảng Trị vượt sông Ô Lâu đánh
quân lính Việt Nam Cộng hòa ở Phong Hòa, Phong Bình, truy kích chúng rút bỏ Mỹ
Chánh tiếng xuống Sịa, vào chốt ở ngã ba Sình. Ngày 25/3/1975, Tiểu đoàn 14 tiếp tục
đánh thẳng vào Mang Cá nhỏ nằm về phía đông - bắc của thành phố Huế.
Lúc này thành phố Huế thực sự bị cô lập, đội hình quân lính Việt Nam Cộng hòa
rối loạn, tình thế vô cùng nguy khốn chúng không có cách nào cứu vãn nổi; tối ngày
24/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 Việt Nam Cộng hòa quyết định bỏ Huế. Thế là
bất kể sĩ quan hay binh lính, bất kể bọn chủ lực hay bảo an, từ khắp các hướng bắc,
3. Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, (1999), Thừa Thiên Huế kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 351.
4. Lê Tự Đồng (Trung Tướng) (1983), Trị Thiên Huế Xuân 1975, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 91.
5. Lê Tự Đồng (Trung Tướng) (1983), Trị Thiên Huế Xuân 1975, Nxb.Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 95.
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ 15