Page 16 - Văn hoá Huế
P. 16

Với tinh thần “một ngày bằng 20 năm”, quân và dân Thừa Thiên Huế tiến quân vào
             chiến dịch trên tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Trong lúc đó, quân đội Việt Nam
             Cộng hòa sau khi bị đánh bất ngờ và mất Quảng Trị càng khiến cho lực lượng và các
             tuyến phòng thủ, kìm kẹp của chúng ở miền Trung bị tan rã từng mảng lớn. Trong tình
             hình đó, Ngô Quang Tưởng, Tư lệnh Quân đoàn I của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
             vừa hốt hoảng, vừa ỷ lại lực lượng còn đông đã vội bay ngay ra quận Hương Điền họp
             cùng đồng bọn cấp dưới bàn “kế hoạch” tử thủ Huế - Đà Nẵng, hòng giữ được các vùng
             đất còn lại ở Thừa Thiên Huế. Ngô Quang Trưởng cũng cam kết Nguyễn Văn Thiệu
             quyết tâm giữ Huế và y đã tuyên bố trên Đài Phát thanh Huế: “Tôi sẽ chết trên đường
             phố Huế. Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được Cố đô Huế” .
                                                                               1
                Vào lúc 5 giờ sáng ngày 21/3/1975, theo Chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh, Sư đoàn 324
             và 325 (Quân đoàn 2) đồng loạt nổ súng tiến công hệ thống phòng ngự phía nam của
             Thừa Thiên Huế, cắt đứt giao thông đường số I tuyến Huế - Đà Nẵng, chính thức mở
             chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Đây là một chiến dịch được hình thành trong quá trình tổng
             tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trên toàn miền Nam, trên cơ sở của hai chiến
             dịch tiến công của Quân khu Trị - Thiên và Quân khu 5 cùng Quân đoàn 2 .
                                                                                     2
                Chiều ngày 22 tháng 3, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 hội ý nhận định tình hình và quyết
             định nhiệm vụ cho các sư đoàn: Sư đoàn 325 nhanh chóng phát triển tiến công căn cứ
             Lương Điền và quận lỵ Phú Lộc. Một trung đoàn thọc lên Huế phối hợp với Sư đoàn
             324 giải phóng Huế; Sư đoàn 324, bỏ khu vực núi Bông, núi Nghệ, nhanh chóng đưa
             Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 đang chiến đấu ở khu vực La Sơn, theo bản đồ, thọc
             ra cửa Thuận An không kể ngày đêm, sớm giờ nào hay giờ ấy, hình thành thế bao vây
             chiến dịch từ phía đông không cho quân lính Việt Nam Cộng hòa chạy ra Thuận An, Tư
             Hiền, tiêu diệt Sư đoàn 1 bộ binh của chúng; Trung đoàn 3 (vừa mới điều từ Thượng
             Đức - Quảng Nam ra) cùng một đại đội xe tăng của Lữ 203 nhanh chóng diệt cứ điểm
             La Sơn, phát triển về hướng bắc, tiến công giải phóng Huế; Lữ pháo binh 164 di chuyển
             ít nhất hai khẩu pháo tầm xa từ Mũi Trâu (trên đường 14 sát Quảng Nam) về điểm cao
             75, 76 khóa được của Thuận An - Tư Hiền.
                Chấp hành lệnh của Bộ tư lệnh Quân đoàn 2, Sư đoàn 325 giao nhiệm vụ cho Trung
             đoàn 101 đánh Lương Điền và trung đoàn 18 đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc. Sáng ngày
             23 tháng 3, pháo binh Quân khu và Quân đoàn 2 bắn vào sân bay Phú Bài, Tây Lộc, Sở
             chỉ huy Quân đoàn I của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở đồn Mang Cá thành phố
             Huế. Các lực lượng Quân đoàn 2 triển khai lực lượng thọc sâu chiếm của biển Thuận
             An, khóa chặt đường tháo chạy duy nhất còn lại ra biển của binh lính Việt Nam Cộng
             hòa, tạo thành thế bao vây lớn từ phía Nam Huế đến đèo Hải Vân.
                Cùng ngày, lúc 8 giờ sáng, cánh quân của Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 thuộc Sư
             đoàn 324 tràn về đồng bằng Phú Thứ. Lúc này Phú Thứ như một cái túi chứa bọn tàn
             quân phần nhiều là bọn Sư đoàn 1 bộ binh của Việt Nam Cộng hòa, từ các nơi chạy về.
             Sau khi cùng với các đội vũ trang công tác, cơ sở địa phương, hỗ trợ nhân dân nỗi dậy


             1. Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, (1999), Thừa Thiên Huế kháng chiến chống Mỹ
             cứu nước (1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 345-346.
             2. Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, (1999), Thừa Thiên Huế kháng chiến chống Mỹ
             cứu nước (1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 349.


             14  SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO THÀNH PHỐ HUẾ
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21